Dấu hiệu viêm da tiếp xúc do bụi phấn côn trùng
Hiểm họa chết người từ việc ăn và sử dụng bì lợn | |
Giải mã “bệnh lạ” khiến 5 cháu bé tử vong | |
Tình yêu giúp cô gái vảy nến tự tin diện bikini |
Nguyên nhân
TS. Bùi Thị Vân, Khoa Da liễu – Dị ứng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, nguyên nhân do các loại côn trùng như kiến ba khoang (Paederus) bướm đục thân lúa (tryporyza). Các côn trùng này sống ở chỗ có phân, rác, cỏ mục, đầm, đồng lúa.. Các loại côn trùng này tiết ra một chất gọi là pederin, chất này khi bôi lên da gây phản ứng viêm mạnh, tạo ra các phỏng nước. Bệnh dịch thường xảy ra vào mùa hè, khi mưa làm ngập chỗ trú ẩn của côn trùng, bay vào nhà theo ánh đèn. Bệnh nhân vô ý chạm phải côn trùng hoặc dịch tiết côn trùng.
Ảnh minh hoạ |
Biều hiện lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của bệnh khá đặc trưng. Tại vị trí tiếp xúc với côn trùng hoặc dịch tiết của chúng xuất hiện phản ứng viêm da. Ban đầu chỉ có một hoặc vài đám da đỏ, dài như vết cào xước, hơi phù nề, kích thước từ vài mm đến vài cm. Sau vài giờ hoặc một ngày xuất hiện mụn nước, bọng nước giữa dát. Tổn thương đặc hiệu là các vệt dài, dấu ấn điểm chỉ (finger print). Vị trí tại các nơi tiếp xúc bất kỳ (chủ yếu phần hở). Nếu bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy rát, ngứa, nổi một vài vết đỏ lấm tấm kèm mụn nước, mụn mủ nhỏ. Sau 3-5 ngày, tổn thương khô mà không thành phỏng nước, bọng mủ. Nếu nặng hơn, thương tổn rộng, bọng nước, bọng mủ nông lan rộng, có thể trợt loét, hoại tử.
Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc do bụi phấn côn trùng
- Điều trị chung: Loại bỏ tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, giường chiếu, khăn lau mặt...
- Các thuốc kháng Histamin, giải mẫn cảm.
- Cân nhắc một đợt kháng sinh nếu tổn thương rộng.
- Tại chỗ bôi các thuốc dịu da, sát khuẩn như dung dịch Jarish.. tránh dùng các thuốc bôi corticoid vì hạn chế liền vết thương.
- Bôi kem kháng sinh tại chỗ như Fucidin.
Phòng bệnh viêm da tiếp xúc do bụi phấn côn trùng
Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, nếu thấy kiến ba khoang xuất hiện ở dưới ánh đèn, cần tránh và đứng xa chúng. Nếu bị cắn hay lỡ tay đập chết chúng trên da mình thì cần rửa sạch càng nhanh càng tốt nơi bị dính độc tố bằng xà phòng. Sau đó đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38