Dầu ăn có thể độc hơn mỡ lợn
![]() | Những thực phẩm chế biến sẵn độc hại hàng đầu |
![]() | Bỏ thuốc lá không bao giờ là muộn |
![]() | Trà chanh, xin hãy... tránh xa ! |
Theo nhóm nghiên cứu, trong quá trình đun nấu, các loại dầu thực vật giàu chất béo không bão hòa đa (polyunsaturated fat), chẳng hạn như dầu hướng dương và dầu ngô, sẽ giải phóng ra lượng lớn các aldehyde - những chất có liên quan đến nhiều loại bệnh như tim, ung thư, các dị tật thai nhi, chứng viêm, loét dạ dày và cao huyết áp...
Và mặc dù dầu ôliu dường như là lựa chọn tốt hơn nhiều để tránh được vấn đề này, nhưng bơ, mỡ lợn và dầu dừa còn tốt vượt trội hơn chúng. Kết luận được rút ra sau hơn 20 năm nghiên cứu.
Giáo sư Martin Grootveld đến từ Đại học De Montfort (Anh), người đã dành nhiều công sức để nghiên cứu về các phản ứng hóa học do việc đun nóng dầu thực vật gây ra cho biết: Mặc dù mọi loại dầu ăn đều trải qua cùng một phản ứng hóa học khi được đun nóng, nhưng những loại giàu chất béo không bão hòa đa sẽ sản sinh ra lượng lớn chất aldehyde, trong khi các loại giàu chất béo không bão hòa đơn (monounsaturated fat) tạo ra ít hóa chất độc hại này hơn và những loại dầu, mỡ giàu chất béo bão hòa sẽ tạo ra ít chất độc nhất.
![]() |
Theo nghiên cứu, mỡ được cho là an toàn hơn dầu thực vật |
Việc chế biến chiên rán bằng dầu ngô hoặc dầu hướng dương chứa lượng aldehyde độc hại cao gấp hơn 200 lần so với ngưỡng giới hạn an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.
Giáo sư Grootveld cho biết: "Đối với tôi, dầu dừa là lựa chọn số 1. Nó chứa hàm lượng chất béo chưa bão hòa cao, nhưng 90% số chất béo đó đều tốt cho sức khỏe của chúng ta".
Trong khi đó, ngài Dariush Mozaffarian, tiến sĩ của trường Y Khoa Harvard và trường Y Tế Cộng Đồng Harvard cũng như Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ (AHA) và Hướng dẫn ăn kiêng năm 2010 của chính phủ Hoa Kỳ lại khuyến cáo rằng, dầu dừa chứa nhiều cholesterol, nên dùng trong giới hạn 7%-10% lượng calories bởi nó có thể làm tăng nguy cơ về các bệnh tim mạch.
![]() |
Mỗi năm ở Việt Nam có 75.000 người chết vì ung thư. Ảnh minh họa: Internet |
Việt Nam là quốc gia có số người nhiễm HIV đứng thứ 5 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng mỗi năm ở Việt Nam, căn bệnh thế kỷ HIV có hơn 2.200 người chết, còn ung thư là 75.000 người chết. Các chuyên gia y tế và dinh dưỡng cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến số người mắc ung thư tăng cao, mà một trong những cú đánh chí mạng nhất chính là an toàn thực phẩm.
Nhiễm HIV, nhiều người bệnh có thể cầm cự vài năm đến mười mấy năm. Còn ung thư, nếu không được phát hiện sớm, gây ra kết cục bi thảm hơn nhiều. Gần 100% bệnh nhân ung thư gan phải chết. Trong số 22.000 người phát hiện ung thư gan năm 2012 thì có gần 21.000 người tử vong ngay trong năm ấy. Thời gian sống của họ trung bình chỉ được một năm. Và như vậy, ung thư, mới đáng được gọi là “căn bệnh thế kỷ” ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động
Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%
Y tế 27/03/2025 12:16

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025
Y tế 27/03/2025 10:31