Bỏ thuốc lá không bao giờ là muộn
Nguyên nhân gây ung thư
Chị Hương vợ anh Lê Trung Kiên, ở Đan Phượng, Hà Nội, cho biết, chồng chị hút thuốc được 7 năm và mỗi ngày hút hết một bao. Vì hút thuốc mà chồng chị nhiều lần phải chữa viêm phổi cấp tại bệnh viện Phổi trung ương, rất tốn kém. Các bác sĩ ở đây cũng khuyên anh nên từ bỏ thuốc lá và gia đình cũng khuyên nhưng anh chưa bỏ được. Chị rất lo lắng vì trong nhà còn có người già, con nhỏ rất ảnh hưởng.
Ảnh minh họa |
Còn chị Xuân, 47 tuổi, ở Yên Bái, đang điều trị ung thư phổi tại bệnh viện Phổi trung ương, chia sẻ, chị không hút thuốc và cũng không biết mình bị ung thư phổi là do đâu nhưng chồng chị thì nghiện thuốc. Theo thói quen, cứ ăn cơm xong là chồng chị ngồi xem ti vi và hút thuốc. Cả nhà lúc nào cũng phải sống chung với mùi thuốc nồng nặc rất khó chịu. Khi được hỏi hiện giờ sức khỏe của chồng thế nào, chị buồn rầu chia sẻ, anh đã mất vì ung thư vòm họng.
Theo PGS-TS Khương Văn Duy, Trưởng khoa Bệnh phổi nghề nghiệp - BV Phổi trung ương, khi đang nghiện thuốc mà bỏ luôn thì sẽ rất khó nhưng có thể giảm từ từ đến khi không hút nữa. Độc tố trong thuốc lá khi người hút và người hít tích vào người sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn các bệnh như thần kinh, tim mạch, huyết áp và nặng hơn là ung thư... Sau khi ngừng hút thuốc, theo thời gian chất độc tích trong phổi sẽ được loại dần khỏi cơ thể.
Theo thống kê của Hội phòng chống ung thư Việt Nam, hút thuốc lá là nguyên nhân của trên 90% trường hợp mắc bệnh. Trong khói thuốc không chỉ có chất nicotin, ảnh hưởng đến hệ tim mạch, mà còn trên 70 loại hóa chất độc hại khác nhau có thể gây ung thư. Đặc biệt trong số này, có tới 43 chất đã được chứng minh là gây bệnh ung thư như benzopyren, notrisamin, cadmiun, niken, urethan, toluidin.
Từ bỏ thói quen xấu để đón những điều tốt đẹp
Anh Vũ Tiến Tùng, ở Hoàng Mai chia sẻ, anh từng nghiện thuốc lá gần 10 năm. Dù biết hút thuốc lá không có lợi cho sức khỏe nhưng anh không từ bỏ được thói quen xấu này. Tuy nhiên, từ khi hai vợ chồng có ý định sinh con, anh đã quyết tâm cai thuốc. Giờ anh đã bỏ thuốc được gần 3 năm, thấy sức khỏe tốt hơn nhiều. Hiện hai vợ chồng anh Tùng rất hạnh phúc vì chị Loan vợ anh đang có bầu tháng thứ 9, anh chị đang chuẩn bị chào đón đứa con đầu lòng.
Tính trên toàn cầu, khoảng 600.000 ca tử vong hàng năm do hút thuốc thụ động (khoảng 64% là nữ giới). Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong số trên năm triệu ca tử vong hàng năm do thuốc lá, gần 1,5 triệu ca xảy ra ở nữ giới. Phụ nữ hút thuốc lá hoặc phụ nữ hít phải khói thuốc do người khác hút sẽ có nguy cơ cao mắc nhiều loại ung thư như các bệnh ung thư phổi, miệng, họng, thực quản, thanh quản, bàng quang, lá lách, thận và cổ tử cung, và cả ung thư vú. |
Cũng theo anh Tùng, để từ bỏ được thói quen hút thuốc không phải dễ nhưng vẫn làm được. Động lực là do mình, cơ hội cũng như sự lựa chọn là ở mỗi người và người hút cân nhắc việc duy trì thói quen xấu có hại cho sức khỏe hay từ bỏ nó để đón nhận những điều tốt đẹp hơn. Ai cũng có quyền tự do nhưng khi quyền tự do của người này làm ảnh hưởng người khác thì cần phải xem lại.
Người hút thuốc bị nhiễm khói độc, những người hít phải khói độc, sự phơi nhiễm với khói thuốc này gọi là “hút thuốc thụ động” cũng nguy hiểm không kém. Tính trên toàn cầu, khoảng 600.000 ca tử vong hàng năm do hút thuốc thụ động (khoảng 64% là nữ giới). Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong số trên năm triệu ca tử vong hàng năm do thuốc lá, gần 1,5 triệu ca xảy ra ở nữ giới. Phụ nữ hút thuốc lá hoặc phụ nữ hít phải khói thuốc do người khác hút sẽ có nguy cơ cao mắc nhiều loại ung thư như các bệnh ung thư phổi, miệng, họng, thực quản, thanh quản, bàng quang, lá lách, thận và cổ tử cung, và cả ung thư vú.
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, phó Chủ tịch Hội phòng chống ung thư Việt Nam, dòng khói từ đầu điếu thuốc lá cháy có chứa chất độc gây ung thư còn nhiều hơn dòng khói chính do người hút hít vào trong phổi mình. Những người không hút thuốc nhưng sống chung với những người hút và hít phải khói thuốc lá thì cũng có nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến hút thuốc lá như chính người hút, nhất là phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, bỏ thuốc lá không bao giờ là muộn vì không chỉ là bảo vệ sức khỏe cho mình, cho xã hội mà cho chính những người thân trong gia đình.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00