Đặt chuông nâng xương ức: Thêm sự lựa chọn điều trị cho các bệnh nhi
Đem trái tim để chữa lành trái tim | |
Nữ bác sĩ truyền “năng lượng” sống | |
Kỳ tích sản phụ mắc tim bẩm sinh đã sinh con thành công |
Từ khi phương pháp “đặt chuông nâng xương ức” được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương ứng dụng thành công, nhiều bệnh nhân bị lõm ức bẩm sinh có thêm sự lựa chọn điều trị.
Theo các chuyên gia y tế, lõm xương ức là dị tật thành ngực phổ biến nhất ở trẻ em. Tỉ lệ mắc 1/300 trẻ sinh sống. Nhiều bố mẹ chủ quan với những vết lõm trên ngực con mà không nghĩ rằng nó là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm.
Cấu tạo của thiết bị chuông nâng xương ức. |
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Tô Mạnh Tuân- Phó Trưởng Khoa Ngoại - Tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương, “chuông nâng xương ức” là dụng cụ điều trị lõm xương ức ở trẻ em đã được sử dụng từ 10 năm nay trên thế giới.
Ý tưởng sử dụng một công cụ nâng xương ức từ bên ngoài lồng ngực đã có từ hàng thế kỷ trước, nhưng gần đây sự ra đời của chuông nâng xương ức đã khiến việc điều trị không xâm nhập trở nên khả thi.
Được biết, sau 1 năm triển khai tại Bệnh viện, 20 bệnh nhân với tình trạng bệnh khác nhau đã được điều trị bằng phương pháp mới, cho kết quả bước đầu khả quan.
Trước tiên, chuông nâng xương ức có thể sử dụng thay thế hoàn toàn cho phẫu thuật đặt thanh nâng. Ngoài ra, chuông cũng có thể dùng trong thời gian chuẩn bị mổ, thậm chí trong cuộc mổ để tạo khoang sau xương ức, giúp việc đặt thanh an toàn hơn.
Đơn cử như trường hợp của bệnh nhi Nguyễn Thanh Hoàng (14 tuổi, quê Thái Bình) được gia đình đưa đến bệnh viện Nhi Trung ương khám do có vết lõm ở ngực.
Mẹ bệnh nhân Hoàng cho biết: "Năm Hoàng 11 tuổi, thấy con có vết lõm ở ngực nhưng gia đình không để ý vì chưa biết đến bệnh lõm xương ức.
Mãi tới khi đọc thông tin trên mạng về căn bệnh này, rồi khi thấy con kêu khó thở, tức ngực, gia đình mới đưa con đi khám và biết bệnh".
Sau khi thăm khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương, cháu Hoàng được các bác sĩ chẩn đoán lõm xương ức.
Được các bác sĩ giải thích về bệnh của con, đồng thời tư vấn phương pháp điều trị, gia đình cháu Hoàng đồng ý cho con điều trị bằng phương pháp "đặt chuông nâng xương ức". Trẻ được đặt chuông với đường kính vòm hút 26cm.
Bác sĩ hướng dẫn một bệnh nhi cách sử dụng chuông nâng xương ức (Ảnh minh họa) |
Đến nay, sau 6 tháng điều trị, cháu Hoàng không còn đau ngực, khó thở. Trong quá trình đặt chuông, bệnh nhi cũng không có cảm giác ngứa, không dị ứng hay xuất huyết dưới da trong quá trình sử dụng.
Độ sâu vùng lõm đã cải thiện từ 18 mm xuống chỉ còn 10 mm, đường kính diện lõm từ 23 cm xuống còn 18 cm.
Cùng đợt điều trị với cháu Hoàng là bệnh nhi Hoàng Thanh An (6 tuổi, Hà Nội). Cháu được gia đình phát hiện tình trạng lõm xương ức từ cách đây 1 năm.
Thấy con hay kêu khó thở, biếng ăn, ngực có một vết lõm sâu, gia đình đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám thì được biết con mắc căn bệnh lõm xương ức.
Tại bệnh viện Nhi, gia đình được các bác sĩ tư vấn sử dụng phương pháp điều trị "đặt chuông nâng xương ức" đường kính vòm hút 16cm.
Tần suất dùng chuông tăng dần theo thời gian và khả năng đáp ứng với thiết bị: Tuần đầu 30phút/lần, 2 lần/ ngày. Tuần 2: 30phút/lần, 4 lần/ ngày. Tuần 3: Sử dụng liên tục trong khi ngủ. Tuần 4: Sử dụng liên tục với thời gian tối đa có thể.
Bệnh nhân được theo dõi các dấu hiệu cơ năng và thực thể trong quá trình đặt chuông và đánh giá độ sâu diện lõm sau 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng (30 phút sau khi bỏ thiết bị). Sau 6 tháng điều trị, diện tích vùng lõm ở vùng xương ức của cháu bé đã được cải thiện. Độ sâu diện lõm giảm từ 15mm xuống còn 8mm, đường kính diện lõm giảm từ 14cm xuống còn 11 cm.
Tiến sĩ Tô Manh Tuân chia sẻ: “Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhân đến mổ lõm xương ức gần như quanh năm, nhưng đặc biệt mùa hè nhiều bệnh nhân hơn. Trước đây trẻ bị lõm xương ức được phát hiện rất muộn bởi vậy đối tượng bệnh nhân phẫu thuật thường là trẻ lớn từ 9-10 tuổi.
Hiện nay, việc sử dụng "chuông nâng xương ức" trong điều trị lõm xương ức không xâm nhập bước đầu cho kết quả khả quan, an toàn, hiệu quả. Chúng tôi hy vọng phương pháp này thành công sẽ được ứng dụng rộng rãi, mang lại thêm lựa chọn cho các gia đình có con mắc dị tật này”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38