Đánh giá theo mức A, B, C sẽ tốt hơn cho học sinh Tiểu học
Bộ trưởng Phùng Xuân Nha. |
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra dự thảo Thông tư 30 ngày 27/8 nhằm lấy ý kiến xã hội về việc sẽ đánh giá theo ba mức A, B, C và dự kiến áp dụng cho năm học 2016-2017.
Cụ thể, Bộ GD&ĐT không áp dụng thang điểm 10, cũng không sử dụng đạt hay không đạt, hoàn thành hay không hoàn thành. Thay vào đó, cách đánh giá học sinh bậc Tiểu học sẽ là mức A được hiểu là tốt, mức B là cần cố gắng hơn và mức C là phải cố gắng hơn nữa.
Trước thông tin này, nhiều bậc phụ huynh cũng khá hoang mang. Chị Phạm Hải Yến (Phương Mai, Đống Đa) bày tỏ băn khoăn: "Thực tế tôi không rõ con tôi có học hành cụ thể ra sao khi đánh giá theo kiểu chung chung như trước (đạt/không đạt; hoàn thành/không hoàn thành) để kèm cặp cháu thêm và cũng không biết cháu đang ở mức nào. Nay chuyển sang cách đánh giá A, B, C có thể dễ hiểu hơn nhưng cũng không biết thầy cô ở lớp dùng những tiêu chí nào để xếp loại cho con tôi là A, B hay C".
Bổ sung, tổng hợp đánh giá thường xuyên bằng lượng hóa thành các mức A, B, C vào giữa và cuối mỗi học kì và riêng lớp 4, lớp 5 có thêm bài kiểm tra đối với môn Toán, môn Tiếng Việt vào giữa học kì I và giữa học kì II.
Về phía giáo viên, cô giáo N.L.C chia sẻ, áp dụng đánh giá theo mức A, B, C cũng có thể là phương án hay và giúp giáo viên giảm tải được áp lực và khối lượng công việc. "Hai năm qua, chúng tôi phải ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục hàng tháng. Nay, tôi có thể hiểu tùy lúc sẽ nhận xét các cháu bằng lời, hoặc phê vào sổ, sẽ giảm bớt được khối lượng công việc đáng kể mà vẫn đánh giá được học lực và hạnh kiểm từng cháu".
Ngoài ra, cũng nhiều ý kiến cho rằng việc đánh giá theo mức A, B, C không khác cách chấm điểm trước đây là bao. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng cần phải có hướng dẫn cụ thể hơn nữa các tiêu chí đánh giá xếp loại.
Quan điểm của Bộ GD&ĐT về vấn đề này đã được Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ một lần nữa khẳng định trong cuộc họp báo trước thềm năm học mới 2016-2017. Theo Bộ trưởng Nhạ, cách đánh giá mới sẽ giúp ích cho các cháu học sinh ở bậc Tiểu học hơn.
Vấn đề đánh giá học sinh Tiểu học theo mức A, B, C được nhắc tới trong cuộc họp báo trước thềm năm học 2016-2017. |
"Đánh giá theo mức A, B, C không phải là hình thức chấm điểm", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định. "Các cháu nhỏ cần được động viên kịp thời, đánh giá bằng lời nhiều hơn nhằm khuyến khích sự tiến bộ và phát triển của trẻ. Theo tôi, không nên có mức đánh giá kém với các cháu".
Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, đánh giá mới này sẽ giúp các cháu học sinh Tiểu học tự tin hơn, đồng thời giảm căn bệnh thành tích ở các trường. "Việc đánh giá này đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Bộ sẽ rút kinh nghiệm để khắc phục các nhược điểm và tính toán sao cho phù hợp với Việt Nam".
Trong ngày khai giảng 5/9 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới dự lễ khai giảng tại trường Tiểu học Việt Nam – Cuba (Ba Đình, Hà Nội) và cũng đưa ra quan điểm về vấn đề trên. Theo tờ Vietnamnet, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc "nhận xét bằng lời" thay vì đánh giá bằng điểm số là cách giúp trẻ tự nhận thức được khả năng của bản thân để vươn lên. Điều này giúp các cháu thi đua nhưng không ganh đua. Với các cháu giỏi, điều này sẽ không làm các cháu tự kiêu hay coi thường các bạn khác. Các cháu chưa giỏi sẽ không cảm thấy tự ti, không mất động lực phấn đấu.
Ngày 27/8, Bộ GD&ĐT xin ý kiến xã hội về Quy định đánh giá học sinh tiểu học. Theo đó, thay vì sử dụng Đạt hay Không đạt; Hoàn thành hay Không hoàn thành như thông tư 30, việc đánh giá sẽ theo ba mức A, B, C.
Trước thời điểm áp dụng Thông tư 30 (năm 2014), học sinh tiểu học Việt Nam được đánh giá bằng thang điểm 10.
Theo Dự thảo Thông tư 30, các mức A, B, C được hiểu cụ thể như sau: Học sinh đạt mức A phải đảm bảo các tiêu chí như: Nắm vững kiến thức, thành thạo kỹ năng, vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, hứng thú với môn học hoặc hoạt động giáo dục. Đối với năng lực, phẩm chất học sinh để được xếp loại A cần được giáo viên đánh giá có nhận thức đầy đủ, làm tốt, hứng thú, tự tin. Học sinh được đánh giá mức B phải nắm được kiến thức, có kỹ năng, biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học hoặc hoạt động giáo dục. Năng lực, phẩm chất học sinh được xếp mức B phải nhận thức được, làm được, chưa thật hứng thú, chưa thật tự tin. Học sinh xếp mức C được thông tư quy định là những em chưa nắm được kiến thức, thiếu hụt kỹ năng, chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập môn học và chưa nhận thức đầy đủ, chưa hứng thú, thiếu tự tin. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38