Dự thảo điều lệ trường tiểu học: Không nên lấy tư duy cũ làm thước đo
Sẽ có chủ tịch hội đồng tự quản học sinh ở lớp tiểu học? | |
Sửa đổi nhiều nội dung trong Điều lệ trường tiểu học |
Điều 17 của dự thảo quy định mỗi lớp học không quá 35 học sinh. Lớp học có lớp trưởng, lớp phó hoặc chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản do tập thể học sinh bầu hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định luân phiên. Mỗi lớp học chia thành các tổ, ban hoặc nhóm học sinh, trong đó có tổ trưởng, tổ phó hoặc trưởng ban, phó ban, nhóm trưởng, thư ký. Mục đích của dự thảo nêu rõ, việc đưa những yếu tố của hội đồng tự quản vào lớp học nhằm xây dựng sự tự chủ, chủ động và dân chủ ở học sinh ngay từ lứa tuổi nhỏ. Các em được tham gia bầu chọn và đảm nhiệm các vai trò trong lớp học để tăng sự tự tin và trách nhiệm công việc. Trước hết, nhìn nhận khách quan, đó là một mục tiêu tốt, cần thiết trong môi trường giáo dục được đánh giá thụ động như ở Việt Nam hiện nay. Trên mạng xã hội, cộng đồng đã xôn xao, đưa ra chính kiến phân tích thì ít mà “té nước theo mưa” thì nhiều.
Hãy để trẻ em được làm những điều của mình |
Nhiều ý kiến cho rằng: Con nít tiểu học thì biết gì là “hội đồng tự quản”. Còn nhỏ sao đã tập cho các cháu cái tính háo danh rồi? Tuy nhiên, suy nghĩ một cách thấu đáo và khách quan, nói như vậy, nghĩa là chúng ta đang sa vào căn bệnh cố hữu lâu nay: Coi thường trẻ nhỏ. Kiểu như, cứ thấy trẻ con hỏi han hoặc làm điều gì đó hơi “khôn trước tuổi” một chút là lại gắt gỏng: “Thôi đi, trẻ con biết gì”. Còn nói việc gọi trẻ con là chủ tịch là tập cho trẻ con tính háo danh thì không thỏa đáng và chúng ta đang vô tình gán ghép suy nghĩ của người lớn cho trẻ nhỏ. Việc gọi tên chức danh đồng nghĩa với giao trách nhiệm nhằm tăng thêm niềm tự hào và sự tin tin cho trẻ em là điều vô cùng cần thiết. Đó chính là điều chúng ta đang thiếu trong môi trường giáo dục hiện nay.
Chúng ta rất hay kêu gọi cách tân, đổi mới giáo dục để bám kịp với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nhưng có vẻ như luôn áp đặt những tư duy lối mòn, cũ kỹ để phán xét những quyết sách đột phá. Còn nhớ, khi Chính phủ ra văn bản bắt buộc toàn dân phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, rất nhiều ý kiến phản đối cho rằng phiền phức, nóng bức và không cần thiết. Có người còn khéo tưởng tưởng ra rằng, đứng trên cao trông xuống, cả thành phố đội mũ bảo hiểm sẽ trông như một “lũ ốc sên bò” lúc tắc đường. Thế rồi, chính sách này đã phát huy triệt để tác dụng, tai nạn thương vong giảm thiểu, được toàn dân ủng hộ và đặc biệt, chẳng còn ai nhắc đến “lũ ốc sên bò” nữa.
Gần đây nhất là việc thay thế cây xanh ở Hà Nội. Khi cơn giông lốc bất ngờ xảy ra chiều 13/6/2015 ở Hà Nội đã gây không ít thiệt hại về người và tài sản, nhiều người mới vỡ lẽ, chủ trương thay thế, cải tạo cây xanh ở nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội là đúng đắn và cần thiết. Thực tế cho thấy, việc này cần được đẩy nhanh tiến độ nhằm loại bỏ những mối nguy hiểm tiềm ẩn, những thiệt hại đáng tiếc; đồng thời làm cho thành phố xanh hơn, đẹp hơn.
Nhắc lại chuyện cũ để thấy rằng, trước mỗi quy định, chính sách, dư luận cần bình tĩnh đánh giá, nhận định. Bất cứ một sự đổi thay nào cũng đều khó khăn. Nếu lấy tư duy đã quá cũ kỹ để làm thước đo chiếu rọi trước mỗi quyết sách thì có lẽ chúng ta mãi chẳng thể thay đổi được điều gì.
Vũ Minh Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19