Thông tư 30: Vì sao bị “phản ứng” nhiều?
Duy trì đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 | |
Dự thảo điều lệ trường tiểu học: Không nên lấy tư duy cũ làm thước đo |
Thực tiễn phát sinh mâu thuẫn
Chia sẻ thông tin tại Hội nghị tổng kết năm đầu tiên thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30, bà Lê Đoan Trang - Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Thực nghiệm cho biết, sau khi áp dụng Thông tư 30, phụ huynh chia thành 2 phe, một bên vẫn theo sát tiến trình học tập con cái, một bên thì bỏ mặc, ít quan tâm vì không có điểm số báo cáo hằng ngày. Đồng thời, HS cũng chia theo 2 hướng, với những HS tích cực thì Thông tư 30 phát huy tác dụng tốt nhưng với HS chưa tự giác thì có tình trạng tụt lùi. Do đó, đã xảy ra tình trạng phụ huynh đổ lỗi cho giáo viên khi kết quả kiểm tra cuối năm của HS chỉ đạt 1 điểm. Cả học kỳ, cô giáo vẫn gửi nhận xét tình hình học tập của con đều đặn, nhưng phụ huynh không hình dung hết vấn đề. Cùng với đó, nhiều giáo viên cũng nảy sinh tâm lý lười bám sát HS do không phải chấm điểm, đánh giá thường xuyên.
Việc quản lý, đánh giá học sinh cần phải có định hướng rõ và phù hợp với thực tế. |
Một cuộc khảo sát thực tế 30 trường tiểu học ở 3 tỉnh, thành phố do Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam tiến hành đã cho thấy, nhiều giáo viên gặp khó khăn trong việc nhận xét kết quả học tập của HS vì thiếu kỹ năng diễn đạt.“Ghi nhận xét chính xác khó hơn rất nhiều so với việc cho điểm số. Chính vì khó khăn đó mà một số giáo viên tìm cách đối phó (đưa ra các loại ký hiệu thay cho điểm số như: Bông hoa, ngôi sao, mặt cười, mặt mếu…), nhiều giáo viên chỉ có lời nhận xét chung chung áp dụng cho nhiều học sinh như: “em học tốt”, “em cần cố gắng”,… mà không chỉ ra được tốt ở chỗ nào, cần cố gắng ở chỗ nào” - PGS.TS Vũ Trọng Rỹ - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam - cho biết.
Còn theo một giáo viên tiểu học ở Hà Nội, sự bức xúc, đối phó của giáo viên hiện nay không phải dành cho Thông tư mà dành cho nhà quản lý giáo dục. Bởi một số quy định trong Thông tư 30 chưa phù hợp với thực tế Việt Nam nên thiếu tính khả thi, gây quá tải và chưa phù hợp với năng lực của số đông giáo viên (trong bối cảnh sĩ số HS/ lớp đông; giáo viên chủ nhiệm kiêm nhiều việc…) cùng với đó là việc quản lý máy móc, thiếu chia sẻ của người quản lý khi ở một số trường còn rất máy móc, cứng nhắc trong việc quản lý hồ sơ sổ sách, thậm chí trong từng câu từng chữ nhận xét của giáo viên. Thành ra, họ quay sang phản ứng một cách tiêu cực với Thông tư 30.
Ngoài ra, không thể phủ nhận một thực tế là nhiều giáo viên nắm bắt về chủ trương mới của Thông tư 30 còn nhiều hạn chế cũng như tư duy cố hữu của nhiều giáo viên vẫn chỉ dừng lại ở việc chủ quan đánh giá cao HS dựa vào mặt kiến thức. Nghĩa là HS có giỏi gì đi chăng nữa mà không giỏi văn hóa (Toán, Tiếng Việt) đều được xem là không giỏi. Vì thế, đa số giáo viên hiện vẫn đang lấy kết quả việc HS học Toán, Tiếng Việt để đánh giá về hiệu quả của Thông tư 30 mà chưa quan tâm đến yếu tố phát triển toàn diện của trẻ nhỏ - tinh thần đổi mới của Thông tư 30.
Chỉnh sửa để phù hợp thực tiễn
Không chỉ giáo viên chưa thực sự đồng tình, nhiều nhà khoa học, quản lý giáo dục cũng cho rằng, Thông tư 30 dù là chủ trương đúng (đổi mới đánh giá HS có ý nghĩa nhân văn, phù hợp với xu thế giáo dục thế giới), nhưng trong quá trình thực hiện nảy sinh nhiều bất cập, khó khăn cần phải tháo gỡ có lộ trình, có tính liên thông, với định hướng rõ ràng, phù hợp thực tế. Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Minh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, vấn đề vướng mắc là giáo viên chưa được đào tạo, chuẩn bị đầy đủ để thực hiện cách đánh giá mới thay vì chấm điểm như trước đây.
Vì thế, theo TS. Nguyễn Công Khanh - Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo thí ĐH Sư phạm Hà Nội: “Xếp loại, cho điểm là cách đánh giá dễ nhất nhưng lại chưa giúp HS tiểu học hiểu về bản thân còn thiếu gì, cần khắc phục như thế nào, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của các em. Hiện giáo viên kêu vất vả, vậy phải đặt câu hỏi tại sao thực hiện khó khăn? Làm sao cho giáo viên đỡ vất vả chứ không phải là phủ nhận Thông tư 30”.
Theo kiến nghị của nhiều giáo viên tiểu học, để Thông tư 30 tránh bị “chết yểu” cũng như có thể thực hiện được thấu đáo tinh thần đổi mới giáo dục, trước tiên cần thay đổi sĩ số HS/lớp học cũng như cách thức quản lý giáo dục để giáo viên thực hiện hiệu quả nhất thông tư chứ không phải là đối phó như hiện nay. Thừa nhận thực tế chưa lường hết những khó khăn khi triển khai Thông tư này, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, Bộ GDĐT nghiêm túc lắng nghe, rút kinh nghiệm để chỉnh sửa hợp lý.
“Dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nếu không bắt tay vào làm thì không thể biết khó ở đâu. Thấy được khó ở đâu để tháo gỡ và chỉnh sửa là điều mà Bộ GDĐT và giáo viên cần làm” - Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh. Đồng thời, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết thêm, năm học 2016 - 2017, Bộ GDĐT sẽ sửa đổi bổ sung một số điều thực hiện Thông tư 30 theo hướng tránh thực hiện máy móc việc ghi chép nhận xét; giúp các cấp quản lý quy định hồ sơ hợp lý, khuyến khích sử dụng hồ sơ điện tử giúp giảm nhẹ sức lao động cho giáo viên để tập trung vào hoạt động chuyên môn. Bên cạnh đó, ngành đang rà soát để xây dựng một chuẩn cho giáo viên thông qua bồi dưỡng nghiệp vụ, phát huy sức mạnh năng lực tiếng Anh và CNTT để từ đó có điều kiện tiếp cận với các nền giáo dục mới, hình thức học mới.
Để Thông tư phát huy hiệu quả, quá trình đào tạo, đánh giá HS tiểu học gắn rất chặt chẽ với phụ huynh, gia đình. Vì vậy, nhiệm vụ của ngành, nhà trường và giáo viên là phải làm sao để phụ huynh hiểu mà cùng tham gia. Do đó, các trường học cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường các buổi tập huấn cho giáo viên, để giáo viên có phương thức đánh giá học sinh theo Thông tư 30 thật tốt. |
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19