“Cửa tử” từ đường ngang mở bất hợp pháp
Giao lưu trên đường tàu
Từ lâu người dân sinh sống ngay cạnh đường sắt ở các tuyến phố Phùng Hưng, Khâm Thiên, Giải Phóng kéo dài đến huyện Thanh Trì…đều gọi vui nơi mình ở là “phố tàu”. Một đặc điểm của các phố tàu mặc dù nằm ở địa thế không mấy đắc địa nhưng không phải vì thế mà phố vắng vẻ. Theo ông Nguyễn Đình Lâm, người có thâm niên bán quán trà đá ngay cạnh đường sắt chạy qua tuyến phố Phùng Hưng cho biết, 100% hộ dân ở đây đều cơi nới thêm để tăng diện tích sinh hoạt. Hầu hết đều xây dựng trái phép nên rất tạm bợ, bởi lúc nào cũng có nguy cơ nhận “trát” dỡ bỏ của các cơ quan chức năng.
Cũng theo ông Lâm, tất cả hộ dân đều nắm được quy định về việc xây dựng đối với nhà ở phải cách đường sắt tối thiểu là 5,6m nhưng phần lớn đều tặc lưỡi “chỉ cần khoảng cách người với tàu đảm bảo cách nhau 1,5 m như quy định là đủ an toàn rồi”. Cách quán trà đá của ông Lâm không xa là một tốp nam thanh nữ tú hồn nhiên ngồi chém gió ngay trên đường ngang khiến bất kỳ ai chứng kiến cũng không khỏi lạnh gáy. Trái với sự ngạc nhiên của chúng tôi, ông Lâm thủng thẳng cho biết: “Nhà chật chội lại nằm ngay giữa khu trung tâm nên tìm đỏ mắt cũng không thấy sân chơi thì đường ngang từ lâu đã trở thành nơi giao lưu văn hóa rồi”.
Khi được hỏi về số người tai nạn từ những đường ngang dân sinh không có barie chắn ngang hay cọc tiêu, đèn tín hiệu báo mỗi khi có tàu chạy qua, ông Lâm xuề xòa cho biết: “Dân ở đây lâu năm đều thuộc lòng giờ tàu nên nếu có tai nạn thì đều là người lạ hoặc ở nông thôn mới đến đây thuê trọ. Thời điểm dễ tai nạn nhất thường vào ban đêm hoặc gần sáng bởi có nhiều người bất cẩn vừa đi tập thể dục vừa đeo tai nghe điện thoại...”
Trăm chiêu đối phó với cơ quan chức năng
Qua quan sát cuộc sống của các hộ dân trên tuyến đường Giải Phóng suốt dọc đường Ngọc Hồi (Thanh Trì - Hà Nội), chúng tôi được biết có nhiều khu dân cư thay vì người dân phải đi ngược lại một đoạn khá xa thì mới gặp đường ngang “đúng chuẩn” để sang đường tham gia giao thông thì nhiều hộ dân tự ý mở đường ngang. Theo bà Vũ Thị Hòe - một cư dân ngõ 79 - Ngọc Hồi - Thanh Trì xác nhận, một đường ngang “tự phát” nhằm mục đích phục vụ dân trong ngõ 79 và một số hộ dân lân cận. Do không được cấp phép nên hầu hết những đường ngang này đều không đúng quy chuẩn như cọc tiêu hay bố trí người gác được phân chia theo ban, kíp....
Bà Hòe cho biết thêm, do nhiều lần có lực lượng chức năng kiên quyết xử lý dỡ bỏ nên số lượng đường ngang đã giảm đi nhiều. Mặt khác để đối phó với lực lượng chức năng người dân, thiết kế những con đường cắt này sao cho dễ bề tháo lắp. Phần lớn đều được dựng theo hình thức bê tông đúc sẵn rồi kê thành đường hoặc gỗ ván ghép lại với nhau. “Do không được xây dựng theo đúng chuẩn nên độ bền không cao, không ít nan gỗ bị mục gãy còn bê tông cũng nhiều viên bị vỡ dễ gây trật bánh khi dắt xe qua…” – bà Hòe nói
Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, luật sư Vi Văn Diện (Văn phòng luật Thiên Minh) cho biết: Việc mở, xây dựng và khai thác đường ngang dân sinh qua đường sắt phải được phép của Bộ Giao thông Vận tải. Điều 12 Luật Đường sắt cũng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt. Tuy nhiên thực trạng việc người dân, doanh nghiệp tự ý mở đường ngang dân sinh diễn ra ở các địa phương đã đến mức báo động về nguy cơ tai nạn giao thông đường sắt dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tôi cho rằng trách nhiệm thuộc về UBND các cấp tại những địa phương có đường sắt đi qua. Chính quyền cơ sở cần có biện pháp kiên trì, liên tục tuyên truyền, giáo dục nhận dân địa phương trong việc tự ý mở đường ngang dân sinh. |
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Giao thông 05/11/2024 09:54
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10