Chuyện kể về những người công nhân đường sắt

Kỳ cuối: Lặng thầm đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu ra Bắc vào Nam

(LĐTĐ) Cùng chung vất vả với những công nhân duy tu, sửa chữa đường sắt, thì công việc của công nhân tuần đường, gác chắn cứ âm thầm, lặng lẽ và cô độc ngày đêm, không kể nắng hay mưa đang góp phần đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu hằng ngày, hằng giờ đi đúng lộ trình. Công việc này đòi hỏi sự chịu đựng, hy sinh rất lớn, đặc biệt là những nữ công nhân.
Kỳ 1: Để những chuyến tàu chạy êm

Dõi mắt canh tàu

Hằng ngày tại gác chắn ngang qua Quốc lộ 8A, không kể thời tiết nắng hay mưa, công nhân gác chắc với trang phục áo xanh, tay cầm cờ luôn luôn có mặt tại chắn ngang để kéo barrie xuống, đảm bảo an toàn khi tàu đi qua địa phận.

Hơn 11h trưa, đang nấu ăn tại trạm gác khoảng 10m2, nghe tiếng chuông reo liên hồi, chị Nguyễn Thị Tâm (sinh năm 1990, quê ở huyện Hương Sơn) người gác chắn đoạn qua Quốc lộ 8A vội đeo chiếc thẻ, đội mũ, cầm cờ chạy thẳng ra đường ray hạ barrie xuống, đứng nghiêm theo tác phong của người gác chắn chào đoàn tàu dần dần ngang qua.

Kết thúc phiên gác chắn, chị Tâm vào ghi chép nhật ký xong mới trở lại nội trợ bếp núc chuẩn bị cho bữa trưa.

Kỳ cuối: Lặng thầm đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu ra Bắc vào Nam
Nữ gác chắn đường ngang tại ga Hương Phố, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh)

Vừa nấu ăn chị Tâm vừa kể, "Tôi vào nghề nay đã được 4 năm, công việc làm theo ca trực. Đội chúng tôi gồm 30 người, trong đó có 15 người làm gác chắn, chia ra 3 trạm, mỗi trạm có 5 người thay nhau luân phiên. Còn 10 người làm công nhân sửa chữa, 5 người tuần đường. Người ngoài cứ nghĩ dễ, nhàn rỗi… nhưng không phải vậy đâu. Công việc không kể ngày đêm, mưa nắng, cứ tới giờ là phải gác chắn để đảm bảo an toàn cho đoàn tàu cũng như người tham gia giao thông. Việc này, chúng tôi không được lơ là, chỉ chậm một vài giây là xảy ra sự cố liền, nó ảnh hưởng tới tính mạng con người và tài sản nhà nước".

Luôn phải đối mặt với biết bao khó khăn, nguy hiểm... Thế nhưng, với lòng yêu nghề, mong muốn đảm bảo an toàn cho mọi người, có những người công nhân đã gắn bó với công việc này hàng chục năm trời. Chúng tôi đã có buổi gặp gỡ với những nữ công nhân gác chắn thuộc đội chắn đường ngang Gia Phố, Hương Khê để lắng nghe những câu chuyện nghề, chuyện đời của họ.

Chị Trần Thị Hải Dương (gác chắn tại Gia Phố, huyện Hương Khê) chia sẻ: "Tôi gắn bó với nghề gác chắn đã 10 năm, công việc này những năm qua chỉ có 4 bức tường, chiếc điện thoại và cuốn sổ nhật ký ghi chép lịch trình tàu chạy chính là “người bạn” thân thiết. Vào ca trực, chúng tôi phải trực đủ 12 tiếng, không được phép chợp mắt, nghỉ bất cứ lúc nào.

Mỗi ngày, có từ 12-13 chuyến tàu qua lại, ngày lễ, tết lên đến 18-20 chuyến. Nếu chỉ một sơ xuất nhỏ thôi là cũng có thể xảy ra tai nạn, vì ngoài việc người dân tham gia giao thông ra thì đây là cung đường có nhiều trâu, bò đi ngang qua".

Kỳ cuối: Lặng thầm đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu ra Bắc vào Nam
Công việc gác chắn đường ngang không kể ngày, đêm, trời nắng hay mưa

Những bước chân thầm lặng

Nghề tuần đường sắt đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng, bởi từng con bu-lông, từng đoạn ray, từng thanh tà-vẹt luôn cần được kiểm tra cẩn trọng, nhằm phát hiện và kịp thời sửa chữa những hư hỏng nhỏ, nhanh chóng cấp báo những hư hỏng lớn, chướng ngại vật nguy hiểm gây mất an toàn trên tuyến để duy tu, bảo trì.

Có mặt trên tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn ga Yên Trung (Đức Thọ), tôi có dịp theo anh Nguyễn Sỹ Nhân (sinh năm 1982, quê Thạch Liên, Thạch Hà, Hà Tĩnh) tác nghiệp. Vừa đi, anh Nhân vui vẻ kể chuyện nghề: "Tôi vào nghề đường sắt đã 18 năm, có 10 năm làm việc tuần đường, anh em hay gọi vui với nhau đây là “bác sĩ khám bệnh đường ray xe lửa".

Kỳ cuối: Lặng thầm đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu ra Bắc vào Nam
Người tuần đường phải tỉ mỉ, kiểm tra kỹ càng từng con bu lông...

Theo quan sát của tôi, bắt đầu những mét đường đầu tiên, anh Nhân đã quan sát rất kỹ. Từng đoạn ray, từng thanh tà-vẹt, những con bu lông... tất cả đều được để mắt. Những hư hỏng nhỏ thì người thợ tuần đường này sửa ngay tại chỗ. Cuối cung đường, 2 tuần tra gặp nhau ký sổ hành trình.

Anh Nguyễn Văn Lịch (sinh năm 1983 ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) có 17 năm gắn bó với nghề tuần đường sắt, kể: "Tôi thuộc Cung ga Đức Lạc, từ điểm đầu tôi đi tuần đến cuối điểm là 7km, cả đi và về là 14km, công việc là tuần đường sắt, kiểm tra theo dõi, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại và xử lý bảo đảm an toàn chạy tàu trong phạm vi địa giới được phân công và ghi chép đầy đủ vào sổ tuần tra, báo cáo cấp trên theo quy định. Sửa chữa, giải quyết kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ, tham gia bảo trì cầu, đường, hầm theo phân công. Kịp thời phòng vệ, nhanh chóng thông tin hoặc báo hiệu dừng tàu khi phát hiện hư hỏng, chướng ngại có nguy cơ làm mất an toàn giao thông. Tham gia bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi được phân công".

Kỳ cuối: Lặng thầm đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu ra Bắc vào Nam
Mỗi ca tuần, công nhân tuần đường sắt phải đi 14-20km

Anh Nguyễn Như Châu, quê ở xã Thạch Thắng, huyện Thạch Hà đang đi tuần đường thuộc cung đường sắt Gia Phố cho biết: "Nhiệm vụ tuần đường là kiểm tra các thông số có an toàn không, quan sát các tình huống xấu như cây đổ gãy thì xử lý ngay, nếu có tình huống xấu nhất thì phải bắn pháo để báo sự cố, kịp thời dừng tàu tránh xảy ra tai nạn".

Hỏi về việc tuần tra vào ban đêm gặp những trở ngại hay lo lắng gì? Anh Châu cho biết: "Sợ nhất là rắn rết, hoặc dẫm phải kim tiêm. Ngoài ra công việc tuần đường sắt giữa nắng, mưa cộng thêm đi bộ nhiều dễ ảnh hưởng đến xương khớp khi về già. Lương của nhân viên như tôi chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng, còn thua cả công nhân may mặc, nên cũng khá vất vả".

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

(LĐTĐ) Nếu ví lưới điện là một bản nhạc thì người điều độ viên được coi là những “nhạc trưởng”, đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy dàn nhạc giao hưởng của lưới điện của Thành phố. Vì thế, Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện thành phố Hà Nội, ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển hệ thống điện thành phố Hà Nội hoạt động liên tục và ổn định, còn là nơi theo dõi tình trạng vận hành của các trạm biến áp, đường dây truyền tải và phân phối điện.
LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

(LĐTĐ) Đại diện tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh, bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa đến Bệnh viện Chợ Rẫy để thăm hỏi, động viên các công nhân bị bỏng trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ xảy ra tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

(LĐTĐ) Từ những ngày đầu tháng 7 năm 2024, nhiều người dân Thủ đô đã được nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng. Có thể với một số người còn bỡ ngỡ, song nhìn chung theo ghi nhận đa số người hưởng lương hưu đều tỏ ra hài lòng.
Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Hà Nội thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành đến sinh sống và làm việc. Từ đó kéo theo nhu cầu nhà trọ ngày càng lớn, nhất là tại các cụm, khu công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nhà trọ vẫn là nỗi ám ảnh không chỉ của người lao động mà còn là áp lực lớn của đô thị.
Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, giảm năm đóng là chính sách khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng mức hưởng lương hưu không đủ sống, cần có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước, bằng một chính sách về lương hưu tối thiểu đối với những người có mức hưởng thấp.
Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng cùng với sở, ban, ngành khác của Thành phố phải xử lý công việc với tinh thần nhanh nhất, quyết liệt để có quỹ nhà cung ứng cho công nhân lao động (CNLĐ).
Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

(LĐTĐ) Một ngày mùa hè, sáng sớm canh 3, chúng tôi tìm đến những bến tàu, cảng cá nằm giữa lòng phố biển Nha Trang. Từ xa đã nghe tiếng kêu í ới ra bến của những người phụ nữ vùng biển. Họ ra bến để bắt đầu cuộc mưu sinh.
Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

Dấu ấn Tháng Công nhân tại Nghệ An

(LĐTĐ) Triển khai Tháng Công nhân với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”, Công đoàn Nghệ An đã tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, sôi nổi, ý nghĩa, lan tỏa sâu rộng, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong công nhân, lao động.
An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

An toàn lao động vẫn… đáng báo động!

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, đặc biệt là từ đầu tháng 5 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Điều này cho thấy quy trình đảm bảo an toàn lao động vẫn còn nhiều lỗ hổng và đảm bảo an toàn lao động tiếp tục là vấn đề bức thiết, cần được quan tâm, chú trọng hơn nữa.
Xem thêm
Phiên bản di động