Hà Tĩnh: Mất an toàn giao thông từ các lối đi băng qua đường sắt
Đường sắt Bắc - Nam đi qua địa bàn 3 huyện Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) có tới 70,27 km. Tính tới thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 120 điểm giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, trong đó chỉ có 28 điểm hợp pháp (12 điểm có gác chắn, 16 điểm cảnh báo tự động), còn 92 điểm là lối đi tự mở (đường ngang dân sinh), không được cấp phép. Tại các địa phương này từng xảy ra nhiều vụ tai nạn với tàu hỏa trên lối đi dân tự mở gây chết người và gia súc nhưng các sở, ngành đang loay hoay tìm giải pháp.
Cụ thể, tại huyện Đức Thọ, đường sắt đi qua 17,2 km, hiện có 12 điểm đường dân sinh tự mở giao cắt với đường sắt tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông (TNGT) tập trung tại các xã Hòa Lạc, Đức Đồng và Đức Lạng, Tùng Châu và Tân Dân.
Đường dân sinh tự phát vào nhà dân |
Phóng viên báo Lao động Thủ đô ghi nhận thực tế tại xã Đức Lạng (huyện Đức Thọ) có 2 km đường sắt Bắc – Nam đi ngang địa bàn nhưng hiện có 5 lối đi tự mở ngang qua đường sắt, tập trung tại 2 thôn Minh Lạng và Tiến Lạng. Các lối đi tự mở ngang qua đường sắt này do người dân địa phương lập từ nhiều năm trước nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại và phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Để thuận lợi đi lại, người dân còn ghép nhiều tảng đá, xỉ bê tông lại để làm bậc lên xuống qua đường sắt. Vì là lối đi tự mở nên hầu hết những lối mở ngang qua đường sắt đều khá nhỏ hẹp, nhiều vị trí còn bị khuất tầm nhìn, có độ dốc lớn dẫn tới mất an toàn giao thông (ATGT) đối với người và phương tiện.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đức Lạng Nguyễn Đình Chiến cho rằng, việc người dân tự mở các lối đi ngang đường sắt tiềm ẩn nguy cao xảy ra TNGT. Trong những năm qua, trên địa bàn đã xảy ra một số vụ tai nạn xuất phát từ lối đi tự mở ngang qua đường sắt gây thương vong về người và thiệt hại gia súc.
Tiềm ẩn tai nạn khi đi tắt qua đường sắt |
Tương tự tại huyện Hương Khê, tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua dài nhất tỉnh với chiều dài 40km ở 12 xã, thị trấn. Đây cũng là địa phương có số lượng lối đi tự mở ngang qua đường sắt nhiều nhất với 58 lối.
Tại xã Hương Thủy (huyện Hương Khê) có tới 5 lối đi tự mở ngang qua đường sắt ở thôn 1, 2, 3 và 4, nằm nhỏ lẻ trong khu vực dân cư, có nhiều người qua lại nhưng không có tín hiệu cảnh báo mỗi khi tàu đến.
“Một số lối đi tự mở nằm ngay tại khúc cua của đường ray, bị cây cối che khuất tầm nhìn nên nếu người dân thiếu chú ý quan sát, không để ý tàu thì rất dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc”, ông Ngô Xuân Tân - Chủ tịch UBND xã Hương Thủy cho hay.
Nguyên nhân là do nhu cầu đi ngang qua đường sắt của người dân sinh sống hai bên khá lớn, trong khi hầu hết các khu dân cư này chưa có các tuyến đường gom. Vì vậy, để thuận tiện trong đi lại, một số người dân tự ý mở đường để vận chuyển hàng hóa, đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của việc chạy tàu.
Cần có phương án làm hầm chui tối ưu qua đường sắt để đảm bảo an toàn giao thông |
Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Nguyễn Văn Tân cho hay: Thời gian qua, lực lượng chức năng và các cấp chính quyền 3 huyện Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê đã có nhiều nỗ lực trong xóa bỏ lối đi tự mở ngang qua đường sắt nhưng kết quả lại chưa được như kỳ vọng.
Cụ thể, tính tới trước năm 2021, toàn tỉnh có tổng cộng 102 điểm giao cắt trái phép giữa đường bộ với đường sắt thì trong năm qua chỉ xóa bỏ được 10 điểm (Đức Thọ 3 điểm, Vũ Quang 4 điểm và Hương Khê 3 điểm) và hiện vẫn còn 92 điểm.
Nguyên nhân là do phần lớn các lối đi tự mở giao cắt với đường sắt được hình thành từ rất lâu, trong đó có nhiều tuyến đường độc đạo để đi lại hay ra đồng sản xuất nông nghiệp nên khi xóa bỏ các lối này sẽ gây bất tiện trong sản xuất của người dân nên việc tuyên truyền, vận động gặp khá nhiều khó khăn.
Ngoài ra, để xóa bỏ dứt điểm các lối đi tự mở trên địa bàn tỉnh cần phải xây dựng gần 30km đường gom, 9 đường ngang, 8 hầm chui với nguồn kinh phí lên tới hàng trăm tỷ đồng nên để cân đối ngân sách là điều không hề dễ dàng, thậm chí là khó khả thi nếu không có sự hỗ trợ từ bộ, ngành Trung ương.
Tuy nhiên để bảo đảm an toàn giao thông, rất mong các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh sớm có biện pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng trên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15