“Cứ vui với bão”!
“Đem xăng dập lửa”! | |
Em về làm báo cáo! | |
Tiền đâu nhiều bác nhể? |
- Bệnh vô cảm.
- Ấy chết, bác nhầm nhọt thế nào ấy chứ. Trong y học không có bệnh vô cảm. Đó là căn bệnh của cách hành xử, căn bệnh của lối sống.
- Thế chả là bệnh à. Tớ đề nghị từ điển y học cần bổ sung thứ bệnh này. Có như vậy mới có thuốc chữa.
- Bác nói lạ, đã bảo là y học không có bệnh này, bác lại đòi có thuốc.
- Thế theo chú, vô cảm có phải là bệnh không, nếu là bệnh thì chữa bằng thuốc gì?
- Như em đã nói “vô cảm” là căn bệnh của cách hành xử, lối sống. Vậy cứ đem “Quy tắc ứng xử” ra mà chữa. Mà đang yên đang lành, bác nói đến bệnh này làm gì, người ta chả nói mãi rồi.
- Chả phải đang yên đang lành đâu. Tớ thấy dư luận lao xao chuyện cái cuộc thi hoa hậu hoa hiếc gì, được tổ chức ở tỉnh Khánh Hòa, giữa tâm bão…
- Lại hoa hậu hả bác? Cái hoa hậu đại dương chả đang ầm ĩ chưa đủ sao?
- Nghe đâu đây là hoa hậu hoàn vũ. Hình như đã có “đại dương” thì phải có “hoàn vũ”.
- Thế ý bác là sao, liên quan gì đến căn bệnh “vô cảm” như bác nói.
- Chú hỏi đến ngô nghê. Tổ chức thi hoa hậu, “uốn éo 3 vòng” (dư luận nói không phải tớ nhé) và nhiều thứ “lộng lẫy sa hoa” khác (vẫn dư luận nói), trong khi cả tỉnh, và nhiều tỉnh miền Trung khác đang vật lộn với bão…
- Ấy chết, cơn bão số 12 vừa rồi, xem tivi, đọc báo em biết thiệt hại nặng nề lắm. Nhiều gia đình không còn nhà ở, nhiều người dân bị cô lập không có cái ăn chỉ còn nước mong chờ cứu trợ…
- Thì thế tớ mới nói cái đêm bán kết hoa hậu này là “vô cảm” mà. Một hoạt động giải trí xa xỉ lại diễn ra đúng lúc đồng bào đang quằn quại gồng mình ứng phó với bão có phải là quá “vô cảm” không?
- Còn nặng hơn vô cảm ấy chứ bác. Em được biết, đến nhiều hoạt động cấp nhà nước còn phải gác lại để tập trung chống bão, mà sao cái anh Khánh Hòa nằm đúng tâm bão lại vẫn rảnh rang với “người đẹp” được nhỉ.
- Theo anh Khánh Hòa nói, thì trước thông tin cơn bão 12 đổ bộ vào Khánh Hòa, lãnh đạo tỉnh này đã có công điện dừng tất cả mọi hoạt động văn hóa, giải trí để lo ứng phó với bão, trong đó có cả cái đêm bán kết hoa hậu.
- Vậy sao nó vẫn diễn ra? Như vậy chẳng những “vô cảm” với tình người mà “vô cảm” với cả mệnh lệnh của cấp trên sao?
- Thế mới đáng nói. Vì cái gì mà người ta có thể bất chấp mọi chuyện như vậy được nhỉ.
- Còn vì cái gì nữa. Vì quyền lợi, nghe đâu mỗi cuộc thi hoa hậu, ban tổ chức “bội thu”. Chính vì thế mà sau cuộc thi hoa hậu nào cũng nhì nhằng nhiều chuyện buồn, song các cuộc thi hoa hậu mang những tên gọi khác nhau cứ ngày càng dầy hơn.
- Nó “vô cảm” hơn khi được truyền hình trực tiếp trên VTV, vì thế tớ thấy cái anh truyền thông quốc gia này cũng rất “vô cảm”.
- Bác nói đến sự “vô cảm” của truyền thông, em cũng thấy bức xúc lắm với mấy cái thông tin quanh một vụ án gần đây.
- Chú muốn nói đến vụ án một thiếu phụ bị sát hại tại căn hộ cao cấp của mình chứ gì.
- Đúng vậy đó bác. Không hiểu sao người ta có thể đào bới những thông tin liên quan đến nạn nhân một cách vô cảm như thế. Chẳng nhẽ chỉ vì gây tò mò, thu hút bạn đọc sao!
- Có những tít bài giật lên không còn gì để nói nữa, như “Choáng với gia thế cực khủng của thiếu phụ…hóa ra làm nghề này!”. Tớ đọc mà thấy căm phẫn trước sự độc ác này.
- Bác nói đúng, một lần nữa chúng ta cần phải lên án “căn bệnh vô cảm”. Căn bệnh này đã trở thành dịch, xuất hiện ở mọi nơi, mọi lĩnh vực. Một bệnh nhân, hay nạn nhân được đưa tới bệnh viện, cho dù đang trong tình trạng thập tử nhất sinh, nhưng không được cứu chữa ngay vì còn chờ người nhà đến làm các thủ tục cần thiết, trong đó có cả thủ tục "đầu tiên"…
- Hay như một vụ tai nạn trên đường vắng, nạn nhân đang thoi thóp, xe gây ra tai nạn đã bỏ chạy mất tăm, còn bao nhiêu xe khác vẫn vun vút lao qua vì "quá bận", "quá vội"…
- Không khó nhận ra bệnh vô cảm, nhưng làm sao để chữa được bệnh thì không hề đơn giản. Sự mất lòng tin trong xã hội, sự ích kỷ, tính thực dụng trong lối sống của một bộ phận xã hội làm cho bệnh thêm nặng...
- Chẳng nhẽ lại tặc lưỡi “sống chung với lũ”, chú nhể!
- Ý kiến hay, em xin phép sửa tý cho đúng với chủ đề hoa hậu: “Cứ vui với bão”, bác thấy được không?
- Được, chú thật dí dỏm.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49