Công tác xã hội hóa xây dựng nông thôn mới ước đạt hơn 342 tỷ đồng
Đẩy mạnh xã hội hóa gây quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm | |
Nghệ thuật múa trong “vòng xoáy” xã hội hóa | |
Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm phát triển văn hóa đọc |
Để triển khai phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, theo Phó trưởng Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện Mê Linh Đoàn Văn Trọng, Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức lễ phát động “Toàn dân chung sức xây dựng Nông thôn mới” và lễ phát động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Kết quả thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã giúp người dân nhận thức được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình, từ đó nhiệt tình hưởng ứng tham gia chung tay xây dựng nông thôn mới.
Công tác xã hội hóa trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Mê Linh đạt được nhiều kết quả tích cực |
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, đến nay đã vận động nhân dân hiến hơn 1.000m2 đất mở đường (trong đó các xã có tinh thần hiến đất mở đường cao như: Thạch Đà, Hoàng Kim, Tráng Việt), tổng số ngày công lao động nhân dân tự nguyện đóng góp là 9.635 ngày; đặc biệt trong 10 năm toàn huyện đã kêu gọi xã hội hóa ước đạt hơn 342 tỷ đồng phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn.
Bên cạnh đó, huyện cũng chỉ đạo phòng Kinh tế, phòng Văn hóa - Thông tin phối hợp với Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Huyện đoàn, Hội Nông dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ tổ chức các tọa đàm “Nhà nông đua tài chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Phụ nữ chung tay xây dựng nông thôn mới” cho đoàn viên, hội viên các xã và tham gia thi chung khảo hội thi “Nhà nông đua tài chung sức xây dựng nông thôn mới” do Hội nông dân Thành phố tổ chức…
Qua các cuộc thi đã nâng cao được nhận thức của cán bộ, hội viên, đảng viên và nhân dân góp phần vào kết quả cuộc vận động toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới. Đến nay huyện đã có 14/16 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới (trong đó xã Liên Mạc được thành phố đánh giá là 1/50 xã tiêu biểu của thành phố). Đặc biệt, tiêu chí Hộ nghèo có 100% số xã đạt.
Cùng với đó, trên địa bàn các xã đã thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang được hưởng ứng tích cực (tỷ lệ hoả táng đối với người quá cố trên địa bàn huyện đạt 53,4% trong đó các xã có tỷ lệ hoả táng cao là Hoàng Kim đạt 80%, Tiền Phong đạt 93%, Tự Lập 78%), không còn tình trạng ăn uống linh đình, kéo dài, tình trang cưới tảo hôn không còn xẩy ra, đặc biệt là trong đám tang không còn tổ chức mời ăn. Diện mạo nông thôn thay đổi mạnh mẽ…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 19/12/2024 09:49
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội
Nông thôn mới 08/12/2024 12:08
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng
Nông thôn mới 07/12/2024 06:36
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn
Nông thôn mới 05/12/2024 17:14
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao
Nông thôn mới 20/11/2024 14:08
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 19/11/2024 20:04
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới 17/11/2024 15:01
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28