Đổi thay ở xã miền núi Tản Lĩnh
Nông dân huyện Đan Phượng “thi đua” làm giàu từ nông nghiệp Xây dựng Nông thôn mới cần thực chất, hiệu quả, không chạy theo phong trào |
Bước chuyển mình ở miền sơn cước
Tản Lĩnh là một xã miền núi nằm ở phía Tây Nam của huyện Ba Vì cách trung tâm huyện Ba Vì khoảng 14 km. Xã có 4.100 hộ với 15.575 nhân khẩu. Có hai dân tộc chính là Kinh và Mường, ngoài ra có số ít dân tộc khác cùng sinh sống trên địa bàn. Nghề nghiệp của người dân xã Tản Lĩnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống kinh tế xã hội, dân trí giữa các khu vực trong xã không đồng đều, điều này khiến công tác chỉ đạo, lãnh đạo về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương gặp thách thức nhất định.
Mô hình trồng cây mai trắng đang mang lại thu nhập cao cho người dân Tản Lĩnh. Ảnh: Đinh Luyện |
Đáng chú ý, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tản Lĩnh đã tập trung phát triển về kinh tế - xã hội và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Kinh tế phát triển khá, đời sống của người dân tiếp tục được nâng cao, diện mạo nông thôn được đổi mới, tình hình an ninh chính trị được ổn định, trật tự xã hội được giữ vững; phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp, đời sống vật chất và tinh thần từng bước được nâng cao.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Tản Lĩnh Phạm Đình Hùng cho biết, ngay sau khi có văn bản chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Ba Vì trong công tác xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy xã Tản Lĩnh đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/ĐU ngày 20/05/2020 của Đảng ủy xã Tản Lĩnh về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 - 2021; UBND xã cũng ban hành kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 10/11/2020 về thực hiện xây dựng nông thôn mới năm 2021; Kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý, các tiểu ban công tác xây dựng nông thôn mới và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo, Ban quản lý và tổ công tác thực hiện như Quyết định số 34-QĐ-ĐU ngày 20/7/2021 của Đảng ủy xã Tản Lĩnh về việc Kiện toàn ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới xã Tản Lĩnh; Quyết định số176a/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban Quản lý và các tiểu ban xây dựng nông thôn mới ngày 30/06/2021…
Đáng chú ý, để nông thôn mới đi vào thực chất, hàng tuần UBND xã tổ chức hội nghị giao ban, hàng tháng Đảng ủy, UBND xã tổ chức hội nghị Đảng ủy mở rộng tới các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các thôn trên địa bàn xã… để đánh giá kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong tháng, tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân qua đó để có biện pháp chỉ đạo thực hiện trong thời gian tiếp theo.
Xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn tổng thể nhằm phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nông dân, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm; dân biết, dân bàn, dân làm, dân đóng góp, dân kiểm tra và nhân dân được hưởng thụ”, Đảng ủy và Hội đồng nhân dân, UBND xã Tản Lĩnh đã thường xuyên chỉ đạo tuyên truyền bằng nhiều hình thức, vận động nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới, qua các hội nghị từ xã tới thôn với sự đồng thuận của nhân dân trong xã. |
Bên cạnh đó, để phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” được nhân dân đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ, tạo ra sức lan tỏa và thật sự mang lại hiệu quả thiết thực xã Tản Lĩnh đã thực hiện công khai dân chủ minh bạch theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nên tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.
Nhờ sự quyết liệt mẽ của cả hệ thống chính trị, công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, quyết liệt, đa dạng, sáng tạo. Kết quả, hiện kết cấu hạ tầng ở Tản Lĩnh đã có những thay đổi vượt bậc. Trong đó, hạ tầng giao thông nông thôn được xây dựng mới và nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân.
Cùng với đó, hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi ngày càng hoàn thiện góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Kinh tế liên tục tăng trưởng khá và chuyển đổi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững góp phần nâng cao thu nhập bình quân/người/năm. Các mô hình về phát triển du lịch đã và đang từng bước phát triển mạnh góp phần hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập cho người dân...
Chất lượng y tế, giáo dục được nâng cao. Về giáo dục, hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chương trình phổ cập giáo dục hàng năm các cấp đạt kết quả cao. Cùng với đó, dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân được tăng cường; mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố và phát triển. Đời sống văn hóa của người dân nông thôn được nâng cao.
Những phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã tạo ra một cuộc sống tinh thần mang tính cộng đồng cao trong thôn, xóm. Đồng thời, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời thúc đẩy du lịch phát triển.
Phong trào như “Sạch làng, đẹp ruộng”, “Đoạn đường nở hoa”, “Đoạn đường phụ nữ tự quản”, “Đoạn đường an ninh tự quản”… được các đoàn viên, hội viên và nhân dân trong toàn xã tích cực hưởng ứng tham gia góp phần nâng cao ý thức của nhân dân về bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.
Theo tìm hiểu, hiện ở Tản Lĩnh, bên cạnh đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương không ngừng được nâng cao thì tỷ lệ hộ nghèo tại đây cũng được giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2018, Tản Lĩnh có 218 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 4,95%; năm 2019, có 189 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 3,3%; năm 2020, còn 73 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 1,83%. Riêng trong năm 2021, xã Tản Lĩnh còn 34 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,83%.
Mở hướng phát triển
Tận dụng thế mạnh tự nhiên, nhiều hộ dân xã Tản Lĩnh đã tìm cách trau dồi kỹ năng, chuyển đổi sản xuất, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Nghề trồng mai trắng ở xã Tản Lĩnh là ví dụ. Quanh câu chuyện này, bà Nguyễn Thị Mai Yến, Phó Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh cho biết, trên địa bàn xã có thôn An Hòa với 240 hộ thì hơn 60% số hộ trồng mai trắng, tận dụng từ đất vườn nhà hoặc đất thuê thầu, cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với loại cây khác.
Chẳng hạn, hộ ông Đỗ Văn Tuấn ở thôn Hiệu Lực sau 4 năm tích lũy kinh nghiệm đã trồng hơn 1.000 gốc mai trên diện tích gần 4 sào đất. Đến nay, vườn mai của gia đình ông Tuấn đã mở rộng lên 2 ha, cho doanh thu khoảng 700 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 4 lao động địa phương với thu nhập 4,5-5 triệu đồng/người/tháng.
Hạ tầng giao thông ngày một khang trang. Ảnh: Đinh Luyện |
Theo tìm hiểu, ở Tản Lĩnh bình quân, các hộ trồng mai có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm, cá biệt một số hộ doanh thu từ hơn 1 tỷ đến 2 tỷ đồng/năm. Nhiều hộ dân ở các thôn: Cẩm Phương, Tam Mỹ, Yên Thành… đã tới học hỏi kinh nghiệm trồng mai ở thôn An Hòa.
Thực tế cho thấy, với hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng cây mai cảnh, mai thế so với mô hình trồng trọt, chăn nuôi khác đã giúp nâng cao thu nhập bình quân cho người dân trong thôn nói riêng và toàn xã Tản Lĩnh nói riêng. Xã Tản Lĩnh cũng đã đưa vào quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây mai cảnh cho hiệu quả kinh tế cao thuộc địa bàn thôn An Hòa và đất xen kẹt ở các thôn khác (tổng diện tích 20 ha).
Rõ ràng, với sự quan tâm đầu tư của thành phố Hà Nội và huyện Ba Vì, diện mạo nông thôn xã vùng xa Tản Lĩnh đã đổi thay từng ngày. Chủ tịch UBND xã Phạm Đình Hùng cho biết, địa phương luôn nhận thức sâu sắc rằng xây dựng nông thôn mới là do dân và vì dân. Chính vì vậy, sự hài lòng của nhân dân là hết sức quan trọng, không chỉ đối với kết quả đã đạt được, mà đây còn là tiền đề quan trọng để địa phương huy động sự tham gia của các tầng lớp đối với mục tiêu xa hơn, nỗ lực xây dựng Tản Lĩnh ngày một phát triển, nâng cao./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07