Nghệ thuật múa trong “vòng xoáy” xã hội hóa
Việt Nam giành giải nhất Liên hoan Múa rối thế giới tại LB Nga | |
Đoàn múa “Beryozka” của Nga lưu diễn tại Việt Nam | |
“Chuyển mình hứng khởi” qua những vũ điệu đương đại |
Nghệ thuật múa là một trong những loại hình nghệ thuật sớm nhất của loài người, gắn bó với con người từ thời nguyên thủy. Trải qua tiến trình hình thành, phát triển văn hóa nghệ thuật của con người, múa hiện diện là một thành tố văn hóa qua mọi thời kỳ. Trong tiến trình lịch sử ấy, nghệ thuật múa luôn phát triển, ngày một hoàn thiện những chức năng, đặc trưng nghệ thuật, hàm chứa bản sắc văn hóa dân tộc.
Phong trào nghệ thuật múa đại chúng rất phát triển |
Nghệ thuật múa là biểu hiện trình độ, tri thức văn hóa, tư duy thẩm mĩ, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của các tộc người Việt Nam. Nó tham gia vào nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng, như phong tục, tập quán, đời sống văn hóa tâm linh và lễ hội.
Trước đây, nhiều người cho rằng, múa chủ yếu tạo không khí hoàng tráng, đa phần là đảm nhiệm vai trò trang trí, minh họa hay phụ họa cho ca hát hoặc tạo ra mảng khối cho các chương trình lễ hội. Tuy nhiên cho đến nay, thực tế cho thấy đề tài, nội dung được phản ánh trong tác phẩm múa đã đa dạng hơn rất nhiều, đó là những câu chuyện về con người với những mối quan hệ sâu sắc.
Nghệ thuật múa nhìn tự góc độ lịch sử chưa bao giờ được phủ sóng rộng rãi như hiện nay: Nghệ thuật múa với các tổ chức, đơn vị chuyên nghiệp trong quản lý nhà nước, các nhóm vũ đoàn, các tổ chức, cá nhân hoạt động nghề múa tự do, phong trào nghệ thuật múa đại chúng, từ thành thị đến nông thôn, các trường đại học, trung học, mẫu giáo, các lĩnh vực ngành nghề… phong trào nhảy múa rất phát triển. Nghệ thuật múa đã phát triển về số lượng, hình thức, thể loại, đề tài, nội dung, hình tượng nghệ thuật… trong cơ chế xã hội hóa. |
Hình tượng của tác phẩm được mở rộng, nhân vật với các đặc điểm, tính cách cụ thể, biểu hiện ở mọi cung bậc tình cảm, nội dung bám sát với hiện thực đời sống đương đại. Nhìn chung các tác phẩm múa được sáng tác trong thời gian gần đây trở nên hấp dẫn, gần gũi với khán giả hơn.
Trong hai năm trở lại đây, Hội nghệ sỹ múa Việt Nam đã tổ chức các cuộc thi sáng tác nghệ thuật có quy mô toàn quốc như Sáng tác múa dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam và cuộc thi Sáng tác múa Hài Việt Nam lần thứ nhất.
Cuộc thi Sáng tác múa dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam đã thu hút hàng trăm tác giả và tác phẩm tham gia dự thi. Nhiều tác phẩm sử dụng chất liệu múa dân gian các dân tộc thiểu số đã xuất hiện trên sân khấu múa chuyên nghiệp. Qua đó khán giả đón nhận những vẻ đẹp mới của dân tộc thiểu số, đóng góp vào di sản văn hóa múa Việt Nam.
Cuộc thi múa Hài Việt Nam lần thứ nhất cũng vậy. Gần một trăm tác phẩm của các đơn vị, vũ đoàn, biên đạo tự do đã tham gia cuộc thi, tạo nên một bức tranh sinh động về nghệ thuật múa đương đại. Nghệ thuật múa đã khám phá, phản ánh hiện thực đời sống con người gần gũi, hấp dẫn hơn.
Đây là lần đầu tiên lịch sử nghệ thuật múa chuyên nghiệp ở Việt Nam tổ chức thành công cuộc thi sáng tác múa hài, điều này cho thấy nhu cầu thưởng thức múa của khán giả cũng mở rộng, đón nhận như một “món ăn” mới, khuyến khích các tác giả biên đạo quan tâm và điều chỉnh bổ sung hướng tư duy cho sáng tác của mình.
Một ưu điểm nữa là hình thức thể loại sáng tác biểu diễn cũng phong phú đa dạng hơn. Các tác giả đã tìm tòi những hình thức thể loại mới để tiếp cận gần hơn với khán giả. Rõ ràng, sân khấu sáng tác, biểu diễn múa chuyên nghiệp đã linh hoạt hơn trước. Biên đạo, nghệ sỹ cũng đã quan tâm hơn đến nhu cầu của khán giả mà điều chỉnh, bổ sung, cập nhật xu hướng mới.
Nói về những thành tựu nổi bật của nghệ thuật múa, Nghệ sỹ Nhân dân Ứng Duy Thịnh phân tích: “Một thành tựu nữa được thể hiện rất rõ đó là khả năng của nghệ thuật múa Việt Nam thông qua các hoạt động sáng tạo, đủ các thể loại và quy mô khác nhau. Đội ngũ những người làm nghề, kể cả biên chế nhà nước và tự do đều có thể dàn dựng được các công trình nghệ thuật, các sự kiện văn hóa, chính trị, lịch sử có quy mô lớn, nội dung bao quát rộng các vấn đề của hiện thực đời sống.
Đặc biệt các chương trình lễ hội quy mô toàn quốc như Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Sea Game 22, Kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng đất nước… các chương trình đã cho thấy được sự lớn mạnh của các đội ngũ tác giả và diễn viên múa. Khả năng dàn dựng và khả năng thể hiện tốt các hình thức, thể loại, quy mô chương trình, trong đó đã tiếp thu và ứng dụng những thành tựu tiên tiến của nghệ thuật múa thế giới”.
Tuy nhiên, theo Nghệ sỹ Nhân dân Ứng Duy Thịnh, bên cạnh nhưng thành tựu đạt được vẫn còn một số biểu hiện mang tính tiêu cực. Nhìn từ góc độ nghệ thuật, ông cho biết đã nhận thấy một số hiện tượng tương đối phổ cập, đó là copy các sáng tạo múa của nước ngoài để biến nó thành cái của mình, tuy không copy đến 100% nhưng những tác phẩm copy gần như nguyên bản không phải là không có. Ngoài ra còn khá nhiều trường hợp bằng cách này hay cách khác đưa vào tác phẩm của mình một cách lộ liễu, hồn nhiên mang tên tác giả, hồn nhiên trình diễn trước công chúng.
Một hiện tượng cũng cần nhắc đến đó là xã hội hóa là một nội dung trong quy luật phát triển, đã tạo ra rất nhiều tác phẩm mới cho các loại hình nghệ thuật. Nhưng lâu nay, vài ba thập kỷ qua hầu như rất hiếm tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Năm 2018 có nhiều cuộc thi sáng tác và biểu diễn, nhiều cuộc liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức, nhưng nhìn lại những tác phẩm múa có chất lượng rất hiếm.
Nội dung khá giống nhau, phương pháp biểu hiện na ná, ngôn ngữ không độc đáo. Nhiều tác phẩm có đề tài, kịch bản, hình tượng nghệ thuật được xuất hiện trên sân khấu trong một bối cảnh vội vàng, gấp gáp. Do “làm nhanh”, “bán nhanh” cho nên hầu như tính sâu sắc của ý đồ nghệ thuật hay kịch bản dàn dựng chỉ mang yếu tố nhất thời, thiếu chiều sâu của một tác phẩm chuyên nghiệp. Những hình ảnh quen thuộc không mang được cảm xúc mới lạ kể cả nội dung và trang phục.
Do phải dàn dựng tác phẩm theo ý của thị trường nên định hướng sáng tác của nghệ sỹ cũng không còn tự mình chủ động mà phụ thuộc vào cơ chế thị trường, biến triết lý doanh nghiệp “khách hàng là thượng đế” thành triết lý trong nghệ thuật chuyên nghiệp. Điều này vô cùng đáng tiếc.
Nghệ thuật múa nhìn tự góc độ lịch sử chưa bao giờ được phủ sóng rộng rãi như hiện nay: Nghệ thuật múa với các tổ chức, đơn vị chuyên nghiệp trong quản lý nhà nước, các nhóm vũ đoàn, các tổ chức, cá nhân hoạt động nghề múa tự do, phong trào nghệ thuật múa đại chúng, từ thành thị đến nông thôn, các trường đại học, trung học, mẫu giáo, các lĩnh vực ngành nghề… phong trào nhảy múa rất phát triển. Nghệ thuật múa đã phát triển về số lượng, hình thức, thể loại, đề tài, nội dung, hình tượng nghệ thuật… trong cơ chế xã hội hóa.
Tuy nhiên, cuộc sống đang cần những tác phẩm có giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật cao. Lịch sử cần lưu lại những tác giả tác phẩm tài năng và nổi tiếng, hay nói cách khác đó là những tác phẩm đỉnh cao.
Vì vậy, các cấp ngành cần có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa các hoạt động nghệ thuật, tìm ra những tác phẩm mang tính trường tồn. Cần tạo ra nhiều sân chơi, đặc biệt là cần đầu tư đúng mức cho tác giả, tác phẩm, không chỉ là giá trị tinh thần mà còn cả giá trị vật chất. Đó là nguồn động viên trực tiếp, kịp thời nhằm thúc đẩy sáng tạo nghệ thuật đích thực.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40