Công nhân KCN - CX: Ngày càng gắn bó hơn với doanh nghiệp
Thể hiện sự nhân văn | |
Thiết thực truyền thông chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động |
Có mặt tại khu nhà trọ của CNLĐ tại làng Hậu Dưỡng (Kim Chung, Đông Anh) vào cuối giờ chiều, khi cái nắng nóng gay gắt của mùa hè vẫn chưa giảm nhiệt, chúng tôi bắt gặp hình ảnh của những CNLĐ trở về từ công ty sau nhiều giờ làm việc. Trên gương mặt nhễ nhãi mồ hôi của họ không giấu nổi sự mệt mỏi nhưng tuyệt nhiên không một ai phàn nàn về công việc mà trong ánh mắt của những CNLĐ đó còn ánh lên sự tươi vui vì họ được lao động, được làm ra đồng tiền bằng chính công sức của mình.
CNLĐ ngày càng gắn bó với doanh nghiệp vì có công việc, thu nhập ổn định và được hưởng các chế độ phúc lợi. |
Hơn thế nữa, làm việc trong KCN họ có công việc và nguồn thu nhập ổn định, được hưởng nhiều chế độ phúc lợi như bảo hiểm, phụ cấp, thưởng lễ, tết, được các cấp công đoàn quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền lợi… nên nhiều CNLĐ đã quyết định gắn bó với công ty và chủ động rèn luyện, nâng cao tay nghề để đáp ứng nhu cầu của công việc.
Chị Nguyễn Thị Linh (26 tuổi), đang làm việc tại Công ty Sei (KCN Thăng Long) chia sẻ: “Trước đây, tôi học trường Cao đẳng công nghiệp, sau khi ra trường tôi nộp hồ sơ ở những công ty tuyển đúng ngành mình học, nộp 2 nơi nhưng chờ mãi không thấy họ gọi phỏng vấn nên tôi xin làm công nhân tại Công ty Sei thì được nhận vào làm và được ký hơp đồng lao động. Bây giờ, thu nhập của tôi trung bình cũng được 6 triệu/tháng.
Ngoài ra, CNLĐ chúng tôi còn được hưởng chế độ bảo hiểm, được thưởng nhân các dịp lễ, tết, hằng năm được đi du lịch, được tham gia các buổi tuyên truyền, tập huấn, thăm khám, tư vấn sức khỏe, pháp luật do các cấp công đoàn tổ chức và được công ty hỗ trợ tiền thuê trọ 12.000 đồng/ngày, tiền đi lại 10.000 đồng/ngày…
Một số người bạn của tôi làm ở Công ty Panasonic còn được công ty hỗ trợ nhà ở tại khu nhà ở công nhân (Kim Chung, Đông Anh). Lúc đầu tôi chỉ nghĩ là làm tạm một thời gian để chờ xin việc đúng ngành nhưng rồi làm nhiều thành quen, lại thấy công việc và thu nhập tương đối ổn định nên tôi đã quyết định gắn bó với công ty. Bên cạnh đó, tôi cũng luôn chủ động rèn luyện, nâng cao tay nghề để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của công việc, đồng thời, giúp tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho công ty và tăng thu nhập cho bản thân.”
Là một người từng lăn lộn, bươn chải bằng nhiều nghề như đi buôn, phụ hồ, cơ khí, chài lưới… để mưu sinh với mức thu nhập khoảng 200.000 đồng/ngày nhưng công việc không ổn định và thu nhập cũng bấp bênh nên anh Nguyễn Văn Long (30 tuổi, quê Lạng Sơn) đã quyết định tìm đến KCN Thạch Thất – Quốc Oai để tìm việc với mong muốn có một công việc và thu nhập ổn định.
Tính đến nay, anh Lưu đã làm việc tại KCN Thạch Thất – Quốc Oai được 3 năm với mức thu nhập trung bình là 7 triệu/tháng và được hưởng đầy đủ các chế độ của công ty về bảo hiểm, phụ cấp, lương thưởng…
Anh Long chia sẻ: “Cách đây 3 năm, vợ chồng tôi rơi vào hoàn cảnh khó khăn công việc và thu nhập đều không ổn định trong khi nhà có con nhỏ, vợ phải ở nhà trông con, tôi trở thành lao động chính. Nghĩ rằng mình bươn chải, lăn lộn bao nhiêu năm với đủ mọi thứ nghề nhưng rồi tay trắng vẫn hoàn trắng tay lý do là công việc và thu nhập bấp bênh, làm ngày này lại bù cho ngày nọ.
Trong khi chúng bạn cùng trang lứa đi làm trong các KCN ở Hà Nội có công việc và thu nhập ổn định nên tôi đã quyết định tìm đến KCN Thạch Thất – Quốc Oai để tìm việc và đã làm việc ổn định ở đây được 3 năm. Mới đây, vợ tôi cũng đã gửi con ở nhà nhờ ông bà nội trông để xuống đây làm công nhân. Thu nhập của hai vợ chồng một tháng cũng được hơn chục triệu đồng, trừ các khoản chi tiêu và gửi về nhờ ông bà chăm con cũng dư được một chút, thêm vào đó, cả hai vợ chồng đều được đóng bảo hiểm nên cũng yên tâm và quyết định gắn bó lâu dài với công ty.”
Không chỉ có công việc và thu nhập ổn định, được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi, CNLĐ làm việc trong các KCN – CX Hà Nội còn luôn được các cấp công đoàn quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền lợi.
Chị Vũ Thị Hoa (quê Nghệ An) đang làm việc tại Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam (KCN Nội Bài) chia sẻ: “Khi học hết phổ thông, tôi đã ra Hà Nội làm thuê nhưng cuộc sống và công việc bấp bênh. Hằng ngày “đầu tắt mặt tối” với công việc nhưng lương cũng chỉ được “3 cọc, 3 đồng”, lại không được đóng bảo hiểm hay được phụ cấp gì.
Có lần tôi còn bị cho nghỉ việc vô lý và bị quỵt tiền lương nhưng vẫn phải cắn răng chịu đựng vì không biết kêu ai. Sau 2 năm đi làm tự do với đủ các công việc, từ phụ hồ đến phục vụ tại các nhà hàng, tôi theo bạn xin việc tại Công ty Yamaha Motor Việt Nam. Từ đó đến nay đã gần 5 năm, công việc và thu nhập của tôi ổn định hẳn. Hàng tháng, trừ hết các khoản chi tiêu, tôi vẫn dành dụm được một ít gửi về cho gia đình.”
“Bên cạnh việc được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi của công ty, CNLĐ chúng tôi còn thường xuyên được công đoàn công ty và công đoàn cấp trên quan tâm, chăm lo đến đời sống bằng nhiều chương trình và hoạt động thiết thực.Vào các ngày lễ, tết, dịp 8/3, 20/10, sinh nhật… công đoàn công ty đều tặng quà cho CNLĐ. Đối với những CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn đều được các cấp công đoàn quan tâm, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần.
Hằng năm, CNLĐ chúng tôi đều được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các buổi tập huấn, tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới, an toàn giao thông, tham gia các hội thi về tay nghề… Đặc biệt, đối với những CNLĐ ở quê xa như tôi, hằng năm đều được các cấp công đoàn hỗ trợ xe đưa, đón về quê ăn Tết. Nhiều lúc tôi nghĩ, làm công nhân tuy có chút vất vả nhưng bù lại công việc và thu nhập ổn định, lại luôn được các cấp công đoàn quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền lợi nên lúc nào tôi cũng luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt công việc và xác định gắn bó lâu dài với công ty.” - chị Hoa chia sẻ.
Từ chia sẻ của những CNLĐ đang làm việc tại các KCN - CX Hà Nội, thiết nghĩ phương cách hữu hiệu nhất để người lao động gắn bó với doanh nghiệp là tạo cho họ công việc lâu dài để họ có nguồn thu nhập ổn định, kèm theo đó là đáp ứng đầy đủ các chế độ phúc lợi.
Thêm một yếu tố không thể thiếu đó là sự quan tâm, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động của tổ chức công đoàn. Có như thế, CNLĐ mới ngày càng tin tưởng vào tổ chức công đoàn và doanh nghiệp cũng sẽ có được đội ngũ lao động lành nghề, gắn bó lâu dài với công ty, từ đó, ổn định sản xuất, tiết kiệm được chi phí và thời gian đào tạo tay nghề cho CNLĐ.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21
Sớm công khai phương án thưởng Tết để ổn định quan hệ lao động
Đời sống 11/12/2024 16:58