Có thể tử vong nếu tự ý truyền dịch
Dịch truyền - Con dao hai lưỡi | |
Tử vong sau khi truyền dịch tại nhà | |
Thanh niên tử vong sau truyền dịch tại nhà của y sĩ |
Theo nhiều chuyên gia y tế, hiện có tình trạng người dân cứ cảm thấy có vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi, ốm sốt đều nghĩ tới chuyện truyền dịch. Trường hợp một cô gái trẻ ở TP Hồ Chí Minh tử vong khi tự ý truyền dịch đã gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng người dân lạm dụng truyền dịch khi có vấn đề về sức khỏe.
Tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường
Chị Nguyễn Thị Ngoãn (Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội) cho biết, thời gian trước chị phải mổ ruột thừa, sau mổ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thi thoảng chóng mặt và hoa mắt, nghe mọi người mách truyền nước sẽ khỏe lại ngay. Vậy là, chị Ngoãn liền đến tiệm thuốc tây gần chỗ trọ nhờ chủ hiệu thuốc truyền nước biển. Tuy nhiên theo lời chị Ngoãn, truyền chưa hết một chai, chị đã thấy tim đập nhanh hơn, chân tay lạnh, choáng váng, co giật, cơ thể sốt cao đột ngột đến 40oC. Chủ tiệm vội rút dây truyền đưa chị đến bệnh viện cấp cứu, bác sỹ kết luận chị Ngoãn bị sốc phản vệ trong quá trình truyền nước.
Việc truyền dịch phải được chính thầy thuốc chỉ định và theo dõi |
Cảnh báo về tình trạng này, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp – Phụ trách khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết: Một số trường hợp người dân đi làm nặng nhọc về thấy mệt và tự ý truyền dịch để cơ thể khỏe hơn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bác sỹ Cấp, hành động tự ý truyền dịch tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường. “Truyền dịch bừa bãi thiếu cân nhắc, người dân còn phải đối mặt với nguy cơ rối loại chuyển hóa do đưa một lượng lớn nước, chất điện giải, chất dinh dưỡng vào cơ thể, dễ gây ra các hiện tượng phù tim, thận”, bác sỹ Cấp cảnh báo.
Còn theo bác sỹ Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Miễn dịch dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai, đã có trường hợp người truyền dịch bị sốc phản vệ do tốc độ truyền quá đột ngột hoặc có cơ địa dị ứng với thành phần trong dịch. Triệu chứng sốc phản vệ dễ nhận thấy là người bệnh sẽ có cảm giác rét run, sắc mặt tím nhợt, đổ nhiều mô hôi, khó thở… Những trường hợp này nếu không được xử lý kịp thời nguy cơ tử vong rất cao.
Bác sỹ Hoàng Công Đắc - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Medlatec cũng cho rằng hiện tượng sốc và tử vong do truyền dịch không phải hiếm. Nguyên nhân phụ thuộc vào việc người bệnh truyền chất gì vào cơ thể, có kèm thuốc hay không. Chẳng hạn, trong trường hợp vừa tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ chỉ định truyền đạm ngay, bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao, thậm chí tức thì.
Chỉ truyền dịch khi có chỉ định
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, truyền dịch chỉ được chỉ định trong trường hợp mất nước, thiếu nước do sốt quá cao, tiêu chảy, mà người bệnh không thể ăn, uống. Những người bệnh nhẹ không nên truyền dịch, thay vào đó, nên bù nước bằng đường uống sẽ hiệu quả hơn.
Tại các bệnh viện, việc truyền dịch hay không phải do chỉ định của bác sĩ. Sau khi bác sĩ đo huyết áp, nhịp tim, phổi, tìm hiểu cơ địa, thậm chí có trường hợp phải làm xét nghiệm máu… rồi mới truyền dịch. Trong quá trình truyền dịch luôn phải có nhân viên y tế theo dõi.
Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, dịch truyền chỉ phát huy tác dụng khi đúng chỉ định. Ví dụ với bệnh nhân viêm phổi, thường không được truyền dịch. Thậm chí, khi bị mất nước, bác sỹ vẫn khuyên uống nước hơn là truyền dịch. Trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sỹ cần tính toán kỹ lượng truyền chứ không thể truyền bừa bãi. Bác sỹ Dũng khuyến cáo, nếu bắt buộc phải truyền dịch thì người bệnh nên thực hiện tại cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện cấp cứu sốc phản vệ. Nhân viên y tế phải có chuyên môn xử trí sốc phản vệ, có kinh nghiệm lâu năm, kèm theo đó là phương tiện, dụng cụ cấp cứu tại chỗ. Bác sỹ cũng phải rất thận trọng khi chỉ định truyền dịch để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra với người bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38