Dịch truyền - Con dao hai lưỡi

Truyền dịch là một liệu pháp điều trị được áp dụng hết sức rộng rãi ở mọi cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương, trong bệnh viện, bệnh xá và thậm chí ngay… tại nhà!
Phòng bệnh nhồi máu cơ tim
Tử vong sau khi truyền dịch tại nhà
Thanh niên tử vong sau truyền dịch tại nhà của y sĩ

Việc lạm dụng truyền dịch cũng như chưa quan tâm đầy đủ đến những mặt trái của truyền dịch dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc, thậm chí tử vong…

Đối tượng nào cần truyền dịch?

Không phải người nào khi bị ốm cũng cần truyền dịch. Truyền dịch chỉ được áp dụng cho những trường hợp sau: Thứ nhất là cho những bệnh nhân mất nước cấp tính mà không thể bù được lượng dịch đã mất bằng con đường uống. Những trường hợp này là những bệnh nhân bị tiêu chảy cấp (tả, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn…); bệnh nhân nôn nhiều, bệnh nhân bị bỏng nặng, bệnh nhân sốt cao mất nước, bệnh nhân bị hẹp môn vị không ăn uống được... Mục tiêu của truyền dịch trong trường hợp này là bù đủ lượng dịch mà cơ thể đã bị mất để đảm bảo thể tích tuần hoàn duy trì huyết áp và lượng nước trong các mô của cơ thể.

Dịch truyền - Con dao hai lưỡi
Truyền dịch là liệu pháp điều trị ở cơ sở y tế.

Trường hợp thứ hai là truyền dịch cho những bệnh nhân ăn uống kém, suy kiệt, bệnh nhân không thể ăn trong những ngày đầu sau phẫu thuật ống tiêu hóa (như cắt dạ dày, cắt đoạn ruột…), bệnh nhân nặng, bụng chướng chưa có khả năng tiêu hóa thức ăn ở những khoa hồi sức cấp cứu, bệnh nhân cần một lượng calo lớn mà chế độ ăn qua đường tiêu hóa không cung cấp đầy đủ hoặc những bệnh nhân cần một chế độ ăn đặc biệt phải cung cấp qua những loại dịch truyền tĩnh mạch để nuôi dưỡng. Mục đích của truyền dịch trong trường hợp này là để nuôi dưỡng bệnh nhân.

Mục đích thứ ba của truyền dịch là truyền dịch có pha thuốc để điều trị như pha thuốc truyền các loại kháng sinh, hóa chất điều trị ung thư, các thuốc trợ tim, nâng huyết áp (như dopamin, dobutamin, adrenalin, noradrenalin), thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp trong một số bệnh lý cấp cứu… được chỉ định cho những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, viêm phúc mạc, bệnh lý ung thư, suy tim, cơn tăng huyết áp cấp cứu… và cuối cùng, truyền dịch để nhằm mục tiêu điều trị như truyền albumin trong bệnh vàng da nhân não ở trẻ sơ sinh, truyền dịch để tăng thể tích nước tiểu (tăng bài niệu) trong một số bệnh lý nhiễm độc.

Những tai biến có thể gặp khi truyền dịch

Truyền dịch, cũng như tất cả các liệu pháp điều trị khác, đều có thể gây nên những tai biến với một tỷ lệ nhất định. Sốc phản vệ là tai biến đáng sợ và nguy hiểm nhất có nguyên nhân là do các thành phần trong dịch truyền, do thuốc pha trong dịch truyền gây nên. Tai biến này có thể xảy ra ngay khi vừa truyền dịch với những biểu hiện như tức ngực, khó thở, co thắt thanh quản, co thắt phế quản, vật vã, tím tái, mạch nhanh, huyết áp tụt… và bệnh nhân sẽ tử vong rất nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Loại tai biến thứ hai, hay gặp hơn, đó là phù phổi cấp do truyền một lượng dịch quá nhiều hoặc truyền với tốc độ quá nhanh. Một lượng dịch khá lớn vào tim phải sẽ được bơm lên phổi và ứ tại đây do tim trái không kịp đẩy dịch ra ngoại biên và kết quả là dịch thoát vào phổi, ngăn cản quá trình trao đổi ôxy tại phổi gây suy hô hấp. Phù phổi cấp thường xảy ra sau khi một lượng khá lớn dịch đã được truyền vào bệnh nhân hoặc tốc độ truyền quá nhanh. Biểu hiện sớm nhất của tai biến này là mạch nhanh, tức ngực, khó thở, muộn hơn bệnh nhân có các triệu chứng như khó thở dữ dội, tím môi đầu chi hoặc tái nhợt, ho, khạc bọt hồng, nghe phổi có nhiều rales ẩm hai bên, chụp Xquang phổi có đám mờ hình cánh bướm hai phế trường.

Loại tai biến thứ ba của truyền dịch đó là những biểu hiện dị ứng không phải sốc phản vệ. Những biểu hiện này có thể xảy ra sớm trong khi truyền dịch hoặc muộn hơn sau khi đã truyền xong dịch. Triệu chứng của dị ứng rất dễ phát hiện khi bệnh nhân cảm thấy khó chịu, bứt rứt, nổi mẩn ngứa khu trú hoặc toàn thân… Đây cũng là một tai biến có nguyên nhân do các thành phẩn trong dịch truyền hoặc do thuốc pha trong dịch truyền gây nên.

Truyền dịch cũng có thể gây nhiễm khuẩn tại chỗ đặt kim truyền hoặc nhiễm khuẩn toàn thân, thậm chí nhiễm khuẩn huyết hết sức nguy hiểm. Các loại dịch truyền luôn được sản xuất và bảo quản sao cho được vô khuẩn tuyệt đối nhưng trong một số trường hợp vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua bộ dây truyền dịch, chai dịch bị rò rỉ, bị nhiễm khuẩn, do sát khuẩn khu vực đặt kim truyền không đảm bảo... Biến chứng này xảy ra muộn hơn, thường là một vài ngày sau khi truyền dịch.

Dịch truyền - Con dao hai lưỡi

Người bệnh chỉ truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ và phải thực hiện tại cơ sở y tế có đủ điều kiện xử trí tai biến. Ảnh: TL

Mặc dù ít gặp, nhưng cũng phải kể đến những biến chứng khác có thể xảy ra khi truyền dịch như chảy máu, tụ máu nơi đặt kim truyền; tắc mạch phổi do để khí vào dây truyền; hạ thân nhiệt khi truyền dịch không được làm ấm vào mùa lạnh. Truyền dịch cũng có thể làm tăng đường máu (với dịch có chứa đường), làm tăng natri máu (với dịch có chứa muối)... ở một số đối tượng bệnh nhân đặc biệt.

Cần chú ý gì khi truyền dịch?

Cách tốt nhất để tránh những tai biến do truyền dịch là chỉ truyền dịch khi thực sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ. Để tránh những tai biến có thể gặp khi truyền dịch, cần phải chú ý một số điểm như truyền dịch với một số lượng vừa đủ và tốc độ truyền hợp lý; khi truyền dịch phải theo dõi thường xuyên tình trạng của bệnh nhân; phải luôn trang bị những phương tiện và thuốc cấp cứu sốc phản vệ như adrenaline; Truyền dịch phải được tiến hành ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí những tai biến do truyền dịch trừ một số trường hợp đặc biệt cấp cứu phải truyền tại nhà bệnh nhân hoặc trên đường, trên phương tiện giao thông…; Tuyệt đối không nên lạm dụng truyền dịch ví dụ như chỉ truyền “nước biển” để hạ sốt, truyền đạm “hoa quả” (dịch truyền cung cấp một số loại vitamin) để cho khỏe hơn bởi vì trong nhiều trường hợp, những rủi ro đã xảy ra.

suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề nghị bổ sung người lao động nấu ăn tại các trường mầm non là nghề, công việc nặng nhọc

Đề nghị bổ sung người lao động nấu ăn tại các trường mầm non là nghề, công việc nặng nhọc

(LĐTĐ) Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét bổ sung công việc nấu ăn cho các trường mầm non là nghề, công việc nặng nhọc.
Các địa phương phải tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính

Các địa phương phải tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, nỗ lực cố gắng, tăng tốc thực hiện những mục tiêu đặt ra theo phương án đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC) đã được phê duyệt cho năm 2024.
Phim Hoàng Hậu cuối cùng khởi quay vào năm 2025

Phim Hoàng Hậu cuối cùng khởi quay vào năm 2025

(LĐTĐ) Dự án điện ảnh Hoàng hậu cuối cùng với câu chuyện về Nam Phương hoàng hậu vừa được công bố sản xuất, đoàn làm phim chọn Huế làm bối cảnh chính của phim.
Xử lý nghiêm nếu có việc vận động học sinh không thi vào lớp 10 công lập

Xử lý nghiêm nếu có việc vận động học sinh không thi vào lớp 10 công lập

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã rà soát, kiểm tra, xác minh và xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao, không đăng ký dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025.
Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm công nhân bị tai nạn do sạt lở đất

Đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm công nhân bị tai nạn do sạt lở đất

(LĐTĐ) Sáng 8/5, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đến thăm hỏi, tặng quà cho 4 công nhân bị thương trong vụ tai nạn do sạt lở đất khi thi công dự án đường điện 500KV vào chiều 6/5 trên địa bàn phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
Huyện Mê Linh cần đẩy nhanh hơn chuyển đổi số

Huyện Mê Linh cần đẩy nhanh hơn chuyển đổi số

(LĐTĐ) 18/18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh đã ban hành quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa quy trình giải quyết công việc nội bộ (ngoài thủ tục hành chính), tại Ủy ban nhân dân (UBND) các xã, thị trấn với tổng số 50/126 quy trình, đạt tỷ lệ 40%. Đến nay, chỉ số cải cách hành chính của huyện đã tăng 10 bậc so với 3 năm trước, đứng thứ 13/30 toàn Thành phố. Tuy nhiên, huyện Mê Linh cần chú trọng hơn nữa đến xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số.
Kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng nhìn từ quận Tây Hồ

Kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng nhìn từ quận Tây Hồ

(LĐTĐ) Trong những năm qua, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc nâng cao chất lượng công tác kết nạp Đảng và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng của Đảng bộ quận Tây Hồ luôn được quan tâm, chú trọng. Từ khi thực hiện Đề án 20 về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên ở Đảng bộ thành phố Hà Nội trong giai đoạn mới, đến nay đảng viên được kết nạp ngày càng nâng lên về chất lượng, số lượng.

Tin khác

Gần 1.000 nhân viên y tế Hà Nội tham gia hưởng ứng hiến máu tình nguyện

Gần 1.000 nhân viên y tế Hà Nội tham gia hưởng ứng hiến máu tình nguyện

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, năm 2024, ngành Y tế Thủ đô tổ chức hiến máu tình nguyện theo 2 đợt. Số lượng dự kiến là 1.800 đơn vị máu, chỉ tiêu.
Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5) năm 2024 với chủ đề “Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô”.
Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 7/5, đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị này không phát hiện ngộ độc thực phẩm tập thể tại 2 trường tiểu học Linh Chiểu (thành phố Thủ Đức) và Đặng Trần Côn (quận 4) như thông tin xuất trên mạng xã hội.
“Đừng đùa” với thuốc nam không rõ nguồn gốc

“Đừng đùa” với thuốc nam không rõ nguồn gốc

(LĐTĐ) Dù đã được các chuyên gia y tế cảnh báo nhiều nhưng thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố vẫn liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng viêm gan, ngộ độc chì… do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Thậm chí nhiều người còn sử dụng thuốc lá theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh khiến tình trạng càng thêm nguy kịch.
Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 26/4 đến ngày 2/5), Thành phố ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà, giảm 12 trường hợp so với tuần trước. Cả 3 ca mắc đều là trẻ em chưa được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh ho gà.
Nữ bệnh nhân mắc bệnh da liễu do rối loạn di truyền hiếm gặp

Nữ bệnh nhân mắc bệnh da liễu do rối loạn di truyền hiếm gặp

(LĐTĐ) Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thảo Nhi, Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đơn vị mới tiếp nhận ca bệnh 31 tuổi mắc bệnh lý di truyền hiếm gặp - hội chứng Keratitis-Ichthyosis-Deafness (K.I.D). Được biết, đến nay căn bệnh da liễu này thế giới chỉ ghi nhận 100 ca.
Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

(LĐTĐ) Trước thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.
Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai), tính đến 6 giờ hôm nay, số ca nhập viện điều trị đã có 529 ca, tăng hơn so với các ngày trước.
Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở tiệm bánh mì Băng tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, thành phố (TP) Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, ngày 3/5, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh này phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra vụ việc.
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Xem thêm
Phiên bản di động