Cơ sở y tế tư nhân đầu tiên ở Hà Nội triển khai dịch vụ dự phòng phơi nhiễm HIV
Làm gì để phòng chống phơi nhiễm HIV ? | |
Giảm nguy cơ lây nhiễm tới 90% | |
Những tình huống dễ bị phơi nhiễm HIV bạn nên biết |
Gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Theo báo cáo của Chương trình phối hợp của Liên Hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), mặc dù dịch HIV đã có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn có khoảng gần 2 triệu người phát hiện nhiễm HIV mới mỗi năm. Ở Việt Nam, theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, trong khi tỷ lệ nhiễm HIV ở hầu hết các nhóm có hành vi nguy cơ cao như người nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm có xu hướng giảm nhanh thì tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và cộng đồng người chuyển giới lại tăng lên.
Cụ thể, trước đây tỉ lệ nhóm nghiện chích ma túy chiếm 29-30% thì hiện nay giảm còn 9-10%, ở phụ nữ bán dâm cũng giảm từ 5% xuống 2,5%... Riêng tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tăng cao. Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất, tỉ lệ nhiễm HIV của nhóm này tăng lên 11%, mặc dù trước đây chiếm 5-6%.
Ảnh minh họa. |
Tại Hà Nội, nửa đầu năm 2018, có gần 20.000 người nhiễm HIV/AIDS còn sống, đứng thứ 2 toàn quốc, chiếm khoảng 10% tổng số người nhiễm HIV/AIDS cả nước, số lũy tích tử vong là gần 6.000 người. Tất cả các quận, huyện của Thành phố Hà Nội đều có nhiều người nhiễm HIV, 554/584 xã, phường, thị trấn đã phát hiện người nhiễm HIV, chiếm 94,9%.
Đa số người nhiễm HIV được phát hiện trong độ tuổi trẻ, số người nhiễm HIV từ 25-49 tuổi, chiếm 70%. Tỷ lệ nam giới nhiễm HIV mới được phát hiện là 70,6%, cao gấp 2,4 lần nữ giới (29,4%). Tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường máu, đường tình dục, đường mẹ con mới phát hiện trong 4 tháng đầu năm lần lượt là 36,9%; 63,1% và 0%. Khó khăn nhất hiện nay là tình trạng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục gia tăng mạnh, cộng thêm tính chất di biến động dân cư của Thủ đô làm cho dịch khó kiểm soát và khó phát hiện.
Điều này đòi hỏi song song với các can thiệp truyền thống như khuyến khích sử dụng bao cao su, cần có những lựa chọn can thiệp khác cho các nhóm đối tượng này. Một trong những can thiệp được tổ chức Y tế khuyến cáo có hiệu quả là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV - thường quen gọi là PrEP (Pre-Exposure Prophylaxis) là một chiến lược mới điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV đối với những người chưa nhiễm HIV.PrEP là viên kết hợp hai loại thuốc kháng vi rút, nếu dùng hằng ngày theo kê đơn, có thể giảm nguy cơ nhiễm HIV tới trên 90% ở những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV.
Khách hàng chỉ phải chi trả 550.000 đồng/tháng
Nghiên cứu của các tổ chức quốc tế đã chứng minh: Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống 1 viên thuốc mỗi ngày. Tuân thủ uống thuốc hằng ngày có thể giảm nguy cơ lây nhiễm lên tới trên 90%. Từ năm 2015, WHO đã khuyến cáo sử dụng PrEP (như là một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện bao gồm cả việc sử dụng bao cao su) ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
Với khuyến các của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam đã triển khai PrEP như là một trong những giải pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho những nhóm có hành vi nguy cơ cao như MSD, nữ bán dâm, người có bạn tình dị nhiễm (một người nhiễm HIV và một người không nhiễm HIV). PrEP đã bắt đầu được cung cấp cho nhóm MSM, chuyển giới nữ và bạn tình âm tính trong các cặp dị nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 3-2017. Hiện hơn 1.500 người có nguy lây nhiễm cao HIV đã và đang tham gia sử dụng PrEP tại TPHCM, với tỉ lệ duy trì vào khoảng 78%.
Theo một nghiên cứu do PATH thực hiện năm 2016, phần lớn trong số 799 nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới nữ đều tự đánh giá bản thân có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng và chi trả cho PrEP, khi dịch vụ này sẵn có tại Việt Nam.
Với dự án thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế đã quyết định đưa PrEP vào trong Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS và đã được Ban hành theo Quyết định 5418/QĐ-BYT ngày 1-12-2017. Trong đó dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV chính thức là một trong những biện pháp dự phòng HIV ở Việt Nam. Bộ Y tế cũng sẽ phối hợp với các đối tác mở rộng việc triển khai PrEP, trước mắt ở 11 tỉnh thành phố với mục tiêu đến cuối năm 2019 đạt được 5.610 người sử dụng PrEP và đến cuối năm 2020 đạt được 7.300 người”.
Tại Hà Nội, Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng đã chính thức khai trương dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Đây cũng là cơ sở y tế tư nhân đầu tiên ở Hà Nội triển khai dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Với sự trợ giá của các Tổ chức quốc tế, để duy trì điều trị, khách hàng chỉ phải chi trả 550.000 đồng/tháng.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người được sử dụng PrEP là: Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM); Người chuyển giới nữ (TGW); Phụ nữ bán dâm và các cặp dị nhiễm tức có 1 người nhiễm và một người không nhiễm HIV trong đó người nhiễm HIV chưa điều trị bằng thuốc ARV hoặc điều trị ARV chưa đủ 6 tháng, hoặc đã điều trị ARV trên 6 tháng nhưng vì lý do nào đó mà tải lượng HIV không đạt được dưới ngưỡng 200 bản sao/ml. Tốt nhất là xét nghiệm theo dõi xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ. Trường hợp xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình nhiễm HIV <200 bản sao/ml thì không cần điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho bạn tình không nhiễm HIV. |
Thúy Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38