Làm gì để phòng chống phơi nhiễm HIV ?

Vừa qua, 8 chiến sĩ công an của tỉnh Hưng Yên khi trấn áp đối tượng buôn bán ma túy đã bị phơi nhiễm với HIV. Vậy việc chăm sóc sức khỏe và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm như thế nào? Phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn TS.BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) về vấn đề này.
lam gi de phong chong phoi nhiem hiv Giảm nguy cơ lây nhiễm tới 90%
lam gi de phong chong phoi nhiem hiv Những tình huống dễ bị phơi nhiễm HIV bạn nên biết

PV: Thưa TS, ông có thể nói rõ hơn về vụ 8 chiến sĩ công an tỉnh Hưng Yên bị phơi nhiễm HIV vừa qua?

TS.BS Hoàng Đình Cảnh: Qua báo cáo của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hưng Yên, đơn vị thường trực về phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh, chúng tôi được biết: Ngày 6/6/2018, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Hưng Yên đã bắt quả tang đối tượng Tạ Văn Lý (sinh năm 1976, trú tại xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) đang có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy tại Quốc lộ 39A. Qua đấu tranh, Lý đã khai mua heroin từ Huyền. Lực lượng chức năng đã khám xét nhà của đối tượng Huyền là người bán ma túy cho Lý.

lam gi de phong chong phoi nhiem hiv

TS. BS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Khi tổ chức khám xét nhà của Huyền, anh trai của Huyền là Nguyễn Văn T. sinh năm 1972 là người nhiễm HIV, từng có 2 tiền án về tội mua bán trái phép chất ma túy đã hết sức manh động, sử dụng dao đe dọa, chống trả quyết liệt lực lượng thi hành nhiệm vụ. T. đã dùng dao tự cứa vào tĩnh mạch trên cổ tay mình cho chảy máu, rồi cầm dao xông vào lực lượng công an đang làm nhiệm vụ.

Mặc dù biết đối tượng bị nhiễm HIV, nhưng với tinh thần cương quyết đấu tranh trấn áp tội phạm và tính nhân văn, các chiến sĩ cảnh sát hình sự đã không ngại nguy hiểm đến tính mạng, kiên quyết khống chế, bắt giữ đối tượng. Đồng thời, cảnh sát còn băng bó vết thương, bảo toàn tính mạng cho đối tượng T.

Trong quá trình khống chế đối tượng đã có 8 đồng chí công an bị phơi nhiễm HIV do bị thương, xây xát và dính máu của đối tượng.

PV: Tiến sĩ có thể giải thích rõ hơn thế nào là phơi nhiễm với HIV?

TS.BS Hoàng Đình Cảnh: Phơi nhiễm với HIV được xác định là khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Hiện nay Bộ Y tế chia ra 2 loại phơi nhiễm HIV là phơi nhiễm HIV trong môi trường nghề nghiệp tức là phơi nhiễm HIV trong quá trình tác nghiệp mà cụ thể như cán bộ y tế bị kim tiêm hay kim khâu có dính máu của người nhiễm HIV đâm vào hay công an trấn áp tội phạm như trường hợp chúng ta đang đề cập.

Loại thứ hai là phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp tức là bị phơi nhiễm HIV không do nghề nghiệp như quan hệ tình dục do không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị vỡ, rách hoặc bị cưỡng dâm; Sử dụng chung bơm kim tiêm đối với người nghiện chích ma tuý…

Thực ra về bản chất cả hai loại đều là có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch cơ thể của người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên phân chia 2 loại để phục vụ cho việc thực hiện các chính sách xã hội.

PV: Vậy cụ thể nguy cơ nhiễm HIV của 8 cán bộ chiến sĩ công an trên theo ông đánh giá như thế nào?

TS.BS Hoàng Đình Cảnh: Nguy cơ nhiễm HIV của các các bộ chiến sĩ công an trên phụ thuộc vào một số yếu tố: Thứ nhất là nơi tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV bắn vào. Nếu bắn vào các vùng da hay niêm mạc của các chiến sĩ công an bị xây xát, tổn thương thì có nguy cơ.

Vùng da niêm mạc tổn thương càng rộng thì nguy cơ cao hơn. Nếu máu và dịch cơ thể của người nhiễm HIV đó bắn vào vùng da lành thì không có nguy cơ. Thứ hai là việc xử lý vết thương của cán bộ chiến sĩ công an sau đó thể nào. Nếu tổn thương da chảy máu mà rửa ngay ngay vết thương dưới vòi nước hay rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch thì nguy cơ cũng giảm đi rất nhiều.

lam gi de phong chong phoi nhiem hiv

Phơi nhiễm HIV đều có thể xảy ra trong và ngoài môi trường nghề nghiệp.

Thứ ba là tình trạng nhiễm HIV của người gây phơi nhiễm. Cụ thể, với đối tượng T. đã được xác định nhiễm HIV và hiện đang được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) từ năm 2010. Theo báo cáo của cơ sở điều trị cho T. lần xét nghiệm tải lượng vi rút gần đây nhất cuối năm 2017 thì tải lượng vi rút của T. là 164 bản sao/ml máu, tức là tải lượng vi rút trong máu của bệnh nhân T. là rất thấp. Các nghiên cứu cho thấy, khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV và đạt tải lượng vi rút thấp thì nguy cơ lây nhiễm HIV sang người khác cũng thấp.

Thứ 4 là điều trị thuốc kháng vi rút sau phơi nhiễm: Hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo điều trị sau phơi nhiễm với HIV bằng thuốc ARV càng sớm càng tốt. Tối ưu nhất trong vòng 6 giờ đầu và không quá 72 giờ sau phơi nhiễm.

Theo báo cáo của tỉnh Hưng Yên cả 8 chiến sĩ công an đều được khám, xét nghiệm HIV, tư vấn và được cấp thuốc ARV miễn phí để điều trị trong vòng 20 giờ.

Có thể nói thời gian điều trị ARV như vậy là sớm. Với tất cả các yếu tố trên, có thể nói nguy cơ nhiễm HIV của 8 cán bộ công an tỉnh Hưng Yên là có, tuy nhiên không cao.

PV: Thưa TS, 8 cán bộ, chiến sĩ công an trên cần được theo dõi sức khỏe tiếp theo như thế nào?

TS.BS Hoàng Đình Cảnh: 8 cán bộ chiến sĩ công an hiện đã được làm đầy đủ các thủ tục về phơi nhiễm HIV trong môi trường nghề nghiệp như xử trí ban đầu, lập biên bản, tư vấn, xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bằng thuốc ARV.

Công việc tiếp theo là tư vấn hỗ trợ tâm lý để các chiến sĩ yên tâm nếu cần thiết, đồng thời theo dõi tác dụng phụ của ARV trong quá trình điều trị để đảm bảo việc điều trị ARV đủ liệu trình 28 ngày. Tổ chức xét nghiệm lại HIV cho 8 chiến sĩ này sau 3 tháng kể từ khi phơi nhiễm.

Tư vấn cho các chiến sĩ về việc không được hiến máu, thực hành quan hệ tình dục an toàn cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV. Tư vấn về việc tiêm vắc xin viêm gan vi rút B nếu cần.

PV: Ông có lời khuyên nào cho những cán bộ chiến sĩ công an trong các trường hợp tương tự?

TS.BS Hoàng Đình Cảnh: Như tôi đã đề cập, các cán bộ y tế cũng như cán bộ chiến sĩ công an luôn đối mặt với phơi nhiễm HIV trong môi trường nghề nghiệp. Việc này không biết nó xảy ra khi nào và với ai.

Tuy nhiên khi bị phơi nhiễm với HIV, các cán bộ và chiến sĩ công an cần bình tĩnh xứ lý ngay như sau: Xử lý vết thương tại chỗ: Nếu tổn thương da chảy máu thì cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch.

Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt thì rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối sinh lý 0,9% liên tục trong 5 phút. Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi thì rửa mũi bằng nước cất hoặc dung dịch nước muối sinh lý 0,9 %, súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9 % nhiều lần.

Báo cáo người phụ trách và làm biên bản nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.

Đến ngay cơ sở y tế để được đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc, thầy thuốc tư vấn và điều trị bằng thuốc ARV miễn phí nếu cần. Hiện nay tất cả các trường hợp điều trị phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV trong môi trường nghề nghiệp đều được nhà nước đảm bảo miễn phí.

Xin cảm ơn Tiến sĩ!

Minh Khuê – Hải Huệ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

(LĐTĐ) Hơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng cười nói trẻ thơ, chấm dứt những ngày mòn mỏi mong con của cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn.
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Bộ Y tế gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vào trao đổi những vướng mắc trong lĩnh vực y tế về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, vắc xin phòng bệnh, cũng như tiến độ hoàn thiện, đi vào hoạt động của 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

(LĐTĐ) Chương trình “Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn - Yêu thương lan tỏa” chính là nguồn động viên, tiếp thêm nghị lực, sức mạnh cho các gia đình quân nhân hiếm muộn kiên trì, bền bỉ trong hành trình “tìm con” của mình càng có ý nghĩa hơn khi toàn quân đang hướng tới 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

(LĐTĐ) Trong 4 nạn nhân trong vụ cháy quán hát trên đường Phạm Văn Đồng đang được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E, có 2 người đã được chuyển vào khu hồi sức đặc biệt.
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Trung tâm Y tế (TTYT) quận Long Biên phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, Trường Trung học cơ sở (THCS) Chu Văn An tổ chức Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên” cho học sinh tại Trường.
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

(LĐTĐ) Giai đoạn mùa Đông Xuân với nền nhiệt thay đổi thất thường, độ ẩm cao làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh sởi. Đáng lo ngại, nhiều người lầm tưởng bệnh sởi chủ yếu là trẻ em mắc, nhưng trên thực tế, người lớn cũng dễ mắc bệnh này và có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

(LĐTĐ) Tâm lý ngại chia sẻ, ngại đi khám và thậm chí là khó tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của một ca bệnh liên quan đến rối loạn tình dục.
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6/12 đến ngày 13/12), toàn Thành phố ghi nhận 44 ca mắc sởi tại 20 quận, huyện, tăng 19 ca so với tuần trước đó.
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi

Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi

(LĐTĐ) Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Thanh Nhàn đã tiếp nhận và điều trị gần 40 bệnh nhân mắc sởi. Đa số các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho và sổ mũi.
Xem thêm
Phiên bản di động