Những tình huống dễ bị phơi nhiễm HIV bạn nên biết
Cấp thuốc miễn phí cho các trường hợp phơi nhiễm HIV khi cứu người | |
Cách nào giảm 92% nguy cơ phơi nhiễm HIV? | |
Làm gì khi bị phơi nhiễm HIV? |
Những ngày gần đây thông tin 35 người nghi phơi nhiễm HIV liên quan đến cứu người bị TNGT gồm 24 y, bác sĩ và 10 người dân ở Kon Tum được rất nhiều người quan tâm.
Trong đời sống hàng ngày, phơi nhiễm HIV là tình huống rất thường gặp. Các chuyên gia y tế cho rằng, phơi nhiễm với HIV (exposure) là thuật ngữ dùng để chỉ tình huống có tiếp xúc với dịch tiết có khả năng mang mầm bệnh HIV. Một tình huống được xem là phơi nhiễm có nguy cơ phải thỏa mãn 2 yếu tố:
- Dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm, được kể đến nhiều nhất là máu, dịch âm đạo, tinh dịch và sữa mẹ. Các dịch cơ thể thông thường khác như mồ hôi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu… được xem là không có nguy cơ lây nhiễm.
- Có yếu tố: Vết thương hở, đâm xuyên da, tiếp xúc vào niêm mạc (mắt, mũi, miệng, âm đạo, hậu môn…).
Dùng chung kim tiêm là một trong những tình huống dễ phơi nhiễm HIV |
Mặc dù không phải tất cả các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể người nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV đều dẫn đến bị nhiễm HIV. Để tránh những mối nguy cho sức khỏe, bạn nên biết một số tình huống dễ bị phơi nhiễm HIV sau để thận trọng hơn:
- Bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm.
- Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào gây chảy máu.
- Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.
- Máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).
- Bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sỹ…) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…
- Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc bao cao su bị vỡ hoặc rách, bị cưỡng dâm.
- Phơi nhiễm qua máu do vết thương đâm phải kim hoặc các vật sắc nhọn vứt ra các khu vực công cộng và có dính máu nhìn thấy được, thậm chí là vết thương do người nghi nhiễm HIV cắn gây chảy máu.
- Dùng chung kim tiêm, dao cạo chung gây trầy xước chảy máu…
Đối với những trường hợp có nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao đều có thể điều trị dự phòng bằng ARV. Sau khi có phơi nhiễm, việc điều trị ARV tốt nhất từ 2- 6 giờ và không quá 72 giờ.
Trong sinh hoạt hàng ngày để tránh lây truyền HIV, Bộ Y tế khuyến cáo, người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình nếu có quan hệ tình dục thì nhất thiết phải dùng bao cao su. Người nhiễm HIV cần dùng riêng những thứ có thể dây dính máu như: kim ống chích, kim châm cứu, dao cạo mặt, dao lam, bàn chải răng, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay...
Đối với các loại rác có máu như: giấy, bông gòn, băng, gạc, kim ống chích … cần cho vào 2 lớp túi nylon cột chặt lại trước khi bỏ vào thùng rác. Khi máu mủ rơi vãi ra ngoài, dùng giấy, vải loại dễ hút nước lau sạch, rồi lau sát trùng lại bằng nước Javel hoặc cồn. Các loại đồ dùng ăn uống như chén, ly, muỗng, đũa, thau, chậu tắm giặt… vẫn dùng chung được với người không bệnh.
Theo H. My/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38