Tuyến buýt nhanh BRT

Cố gắng về đích đúng hẹn

Tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã, được thực hiện bằng nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới (WB) và vốn đối ứng của TP Hà Nội, với mức đầu tư là 44,58 triệu USD. Theo kế hoạch, trong tháng 11 Hà Nội sẽ có phương án tổ chức giao thông cho loại hình buýt này.
co gang ve dich dung hen Bổ sung 50 tỉ đồng đảm bảo giao thông đường thủy
co gang ve dich dung hen Hạn chế vượt đèn đỏ nhờ thiết bị cảm biến báo động
co gang ve dich dung hen Giảm phí BOT ở 19 trạm thu phí

Tháng 12 xe buýt BRT sẽ về nước

Tuyến buýt nhanh BRT đã được các đô thị lớn trên thế giới xây dựng từ lâu. Tại Hà Nội, tuyến buýt nhanh BRT đã được UBND phê duyệt chủ trương từ năm 2007. Sau một thời gian triển khai, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo chậm nhất phải đưa tuyến buýt BRT vào vận hành cuối năm nay. Theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, tiến độ của tuyến xe buýt nhanh BRT chậm hơn so với tiến độ dự kiến ban đầu do có nhiều nguyên nhân. Được biết, tuyến buýt nhanh BRT là loại hình giao thông công cộng lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Để thực hiện dự án đã phải giải phóng mặt bằng với khối lượng khá lớn, công tác giải phóng mặt bằng rất khó khăn phức tạp. Trong khi đó, điều kiện thi công trật hẹp trong đô thị vừa thi công vừa phải đảm bảo an toàn giao thông, lại thiếu các tiêu chuẩn thiết kế, kỹ thuật, vừa làm vừa xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.

co gang ve dich dung hen

Cùng đó, các trình tự, thủ tục và quy trình triển khai thực hiện các dự án ODA phải trải qua nhiều thủ tục khác nhau và mọi thay đổi điều chỉnh ngoài việc phải triển khai các thủ tục thẩm định, phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền phía Việt Nam còn phải có ý kiến thống nhất của phía cho vay, rồi công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu đều thông qua đấu thầu quốc tế. Trước những khó khăn đó, UBND TP Hà Nội đang tập trung chỉ đạo, đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ để tháo gỡ, khắc phục các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án này và đến nay cơ bản các khó khăn vướng mắc đã được giải quyết.

Theo thiết kế dự án buýt nhanh BRT có 12 gói thầu, với 3 hợp phần chính, gồm đường vành đai 2 chiều dài 6.081m với điểm đầu nối với cầu Nhật Tân, điểm cuối nối với đường Láng; hợp phần xe buýt nhanh BRT Yên Nghĩa-Kim Mã dài 14,7km; hợp phần tăng cường thể chế nhằm hỗ trợ các mục tiêu phát triển chung của dự án. Trong đó 8 gói thầu xây lắp và 4 gói thầu thiết bị, với số vốn đầu tư 44,58 triệu USD, hiện đã giải ngân được hơn 20 triệu USD. Đến thời điểm hiện tại đã có 5/12 gói thầu đã triển khai hoàn thiện gồm: Trạm trung chuyển bến xe Kim Mã; trạm đầu cuối Bến xe Yên Nghĩa; mua sắm và lắp đặt thiết bị cho khu bảo dưỡng sửa chữa đặt tại Bến xe Yên Nghĩa; Khu depot nằm trong Bến xe Yên Nghĩa; đoạn đường Giang Văn Minh - Kim Mã - Giảng Võ. Hiện 7 gói thầu còn lại đang được gấp rút thực hiện bao gồm các hạng mục như: Cầu đi bộ kết nối nhà ga xe buýt BRT, đường, trạm xe buýt; hệ thống bán vé, đèn tín hiệu và chương trình truyền thông, tuyên truyền về xe buýt nhanh BRT; gia cường cầu vượt Láng Hạ - Thái Hà cũng đang được triển khai, dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2016. Đặc biệt, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, 35 chiếc xe buýt BRT đã được lắp đặt hoàn thiện, đang chờ thẩm định và bàn giao trong tháng 12 để đưa về chạy thử.

Tháng 11 có phương án tổ chức giao thông

Theo đại diện Sở GTVTcác hạng mục tổ chức giao thông cần được triển khai từ đầu tháng 11/2016 nếu không sẽ không kịp đưa tuyến BRT vào vận hành trước 31/12/2016. Đến thời điểm hiện tại đơn vị tư vấn đã hoàn thành báo cáo phương án tổ chức giao thông tuyến BRT. Ban QLDA đang trình Sở GTVT chấp thuận. Do đó, khó khăn nhất hiện nay là hạng mục hợp phần BRT gói thầu mua sắm hệ thống thẻ vé và hệ thống thông tin liên lạc, do phía WB và UBND TP đã thống nhất hủy gói thầu. Hiện Sở GTVT đang tổ chức thẩm định và ra quyết định hủy thầu. Tuy nhiên, theo Hiệp định đã ký kết, dự án sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2016, do vậy sẽ không đủ thời gian để triển khai thực hiện gói thầu này, kể cả trong trường hợp lựa chọn được nhà thầu.

Được biết nguyên nhân chính của việc 7 gói thầu xây lắp còn lại đang triển khai là do vướng mắc về công tác tổ chức giao thông trên tuyến như thế nào cho phù hợp. Cụ thể như, gói thầu xây dựng đường và trạm xe buýt từ Bộ Y tế đến Khuất Duy Tiến, hiện đã thi công xong 6/6 nhà chờ, nền mặt đường từ phía đường Hoàng Ngân đến đường Khuất Duy Tiến.

Tuy vậy, vẫn chưa thi công hạng mục tổ chức giao thông trên tuyến như sơn kẻ, đinh phản quang, biển báo; gói thầu xây dựng đường và trạm xe buýt từ Khuất Duy Tiến đến Bến xe Yên Nghĩa cũng đã hoàn thành nhà chờ và đường bê tông xi măng tại các khu vực nhà chờ, đang thực hiện hạng mục cải tạo mở rộng tuyến QL6 đoạn Ba La - Yên Nghĩa, chưa thi công hạng mục tổ chức giao thông trên tuyến. Đại diện WB đề nghị TP Hà Nội tập trung tối đa để hoàn thiện các phần việc cuối cùng của dự án, đặc biệt là công tác tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên tối đa cho xe buýt nhanh BRT hoạt động nhằm bảo đảm mục tiêu của dự án. Đại diện Sở GTVT thông tin, phương án tổ chức giao thông dành sự ưu tiên tuyệt đối cho xe buýt nhanh BRT sẽ cần tham khảo thêm ý kiến chuyên gia và cộng đồng xã hội.

Trang Khanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh

(LĐTĐ) Mới đây, tại Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A

(LĐTĐ) Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi hoàn thành sẽ góp phần khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phía Nam. Vì vậy, huyện Thanh Trì đang quyết liệt vào cuộc nhằm gỡ “nút thắt” tại một số đoạn đường chưa giải phóng mặt bằng (GPMB) của Dự án.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi

(LĐTĐ) Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng Trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Theo phương án được đề xuất, Dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam có tổng chiều dài chính tuyến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD. Điểm đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và điểm cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm).
Xem thêm
Phiên bản di động