"Cháo chửi" chốn học đường

Mắng chửi học trò là căn bệnh âm ỉ trong môi trường học đường từ lâu.
Thầy trò thân thiện: Không thể “cá mè một lứa”
Bình Phước: Hiệu phó đánh học sinh nhập viện cấp cứu

Từ chửi âm thầm đến… ầm ĩ

Cho đến giờ, sau rất nhiều năm, chị Hằng Hoa vẫn không thể quên cô giáo dạy môn Hoá năm học lớp 11.

Cô có tiếng là một giáo viên dạy giỏi của trường, nên cả lớp khá háo hức chờ cô trong buổi học đầu tiên. Nhưng sự háo hức này nhanh chóng được thay thế bằng sự choáng váng, khi ngồi xuống ghế là cô cho một tràng dạy dỗ "các anh Chí Phèo, các chị Thị Nở" - cách cô gọi học sinh suốt sau này.

Cô lấy sổ đầu bài, dò danh sách học sinh, chọn bạn nữ có cái tên đẹp và kêu nhất lớp đứng dậy cho cô xem mặt, rồi cô chê bạn xấu, không xứng đáng với cái tên bố mẹ đặt cho… “Dạo đó, bọn mình rất ức với cách cô gọi đám con gái là Thị Nở, nhưng chẳng ai dám lên tiếng”.

cô giáo bọ cạp, bún mắng, cháo chửi, học đường, tâm lý, sư phạm
Hình ảnh không đẹp, nhưng không hiếm, xuất hiện trong trường học

Chị Mai Linh thì không quên một kiểu gây ức chế khác mà giáo viên dạy văn năm lớp 10 gây ra. “Kiểm tra đầu năm học cả lớp sốc nặng khi điểm văn từ 5 trở xuống. Mà chỉ có một bạn được điểm 5 – là bạn từng đi thi học sinh giỏi văn quốc gia năm lớp 9, còn lại đì đẹt 2, 3, 4 trong khi đầu vào của lớp không hề thấp. Giờ học của thầy thường mất một ít thời gian để thầy tự trào về bản thân – lúc đầu vui tai nhưng sau chúng tôi chán. Nhưng chán nhất là thầy rất hay chê bai, bôi bác học sinh đủ kiểu, nhất là học sinh nữ. Nào là so sánh con gái lớp này duyên lặn vào trong, con gái lớp kia duyên văng ra ngoài…”.

Đó là những trường hợp bị ăn chửi nhưng chỉ được ghi lại trong… trí nhớ. Còn gần đây, bị “bêu” lên mạng có hai vụ tiêu biểu, một ở Hải Phòng và một ở Hà Nội.

Thầy giáo một trường ngoài công lập ở Hà Nội vừa tát vửa chửi học sinh "Nhà vô phúc có cái loại mày" “Tao dạy mày như thế mà mày vẫn không mở mặt mày ra à…”, “Quân mất dạy này”… bị học sinh quay clip đưa lên mạng đầu năm trước. Thầy này sau đó được hiệu trưởng nhà trường nhận xét là “Có chuyên môn khá tốt trong tổ hóa học và được học sinh quý mến. Học sinh “mê” thầy lắm…”.

Trường THPT Trần Phú (Hải Phòng) cũng từng nổi đình đám với clip cô giáo Tiếng Anh “chửi” học sinh trong… 18 phút.

Mới tháng 5 vừa qua, một cuộc tọa đàm “Ứng xử học đường – Nhìn từ phía thầy cô” đã diễn ra tại TP.HCM.

Những nhà giáo dục tham gia buổi toạ đàm xót xa thừa nhận rằng tình trạng thầy bạo hành học trò với nhiều hình thức về tinh thần, thể chất không hiếm, nếu không muốn nói là phổ biến.

Muôn hình vạn trạng hình thức bạo hành tinh thần, thể chất của trò được giáo viên áp dụng như mắng nhiếc, đánh, phạt, ép học trò phải nói dối, kỳ thị… và đau lòng nhất là không ít giáo viên xem việc đánh, nhục mạ học sinh là chuyện bình thường, thậm chí là cần thiết.

“Cái sai tồn tại trở thành điều đương nhiên là điều đáng sợ nhất”, ThS Nguyễn Thị Thu Huyền (ĐH Sư phạm TPHCM) lo ngại.

Cô Nguyễn Thị Thu Hiền (giáo viên Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, TPHCM) đã phải thốt lên: “Bây giờ nhiều giáo viên như “hung thần”.Các em phải hứng chịu toàn bộ áp lực tâm lý từ thầy cô”.

Khi người thầy nhầm lẫn “quyền lực” với “quyền uy”

Theo ThS Phạm Phúc Thịnh, sĩ số lớp, chương trình, thành tích và cuộc sống luôn đặt giáo viên trong tình trạng phải hoàn thành mọi việc trong thời gian ngắn nhất có thể. Áp lực đó, họ đâu biết xả vào ai ngoài… học sinh đã tác động đến tương quan thầy trò không còn thân thiện, nếu không muốn nói là trở nên căng thẳng, đối đầu.

Hiện tượng này cũng khiến chúng ta băn khoăn rằng ở trường sư phạm, giáo viên đã được chuẩn bị hành trang cho nghề nghiệp như thế nào về tâm hồn, tâm lý, đạo đức, kỹ năng? Dường như, nhiều giáo viên đang thiếu đi cảm xúc đẹp, đang mất kiên nhẫn với chính nghề nghiệp và học trò của mình.

cô giáo bọ cạp, bún mắng, cháo chửi, học đường, tâm lý, sư phạm
Ảnh minh họa từ Internet

Một giáo viên tiểu học chia sẻ: “Tất nhiên, khi học đại học chúng tôi có được học những môn như tâm lý, kỹ năng sư phạm. Tuy nhiên, khi đi làm, nhịp độ công việc cùng hàng trăm thứ liên quan khiến công việc chỉ còn là… công việc. Nhiều khi, tôi giảng bài như cái máy, mà máy thì làm gì có cảm xúc nữa. Cái gọi là tình yêu với công việc đã trở nên khá xa xôi, xa như cái ngày chúng tôi mới bước chân vào trường sư phạm với nhiều điều mơ mộng tự tô vẽ cho nghề”.

Trong một bài viết có tiêu đề “Khi người thầy nhầm lẫn “quyền lực” với “quyền uy””, anh Nguyễn Quốc Vương - hiện đang là Nghiên cứu sinh tại Nhật Bản – có chia sẻ góc nhìn của nhà giáo dục học người Nhật Tanaka Yoshitaka, người đã có ba năm (2004 - 2007) làm việc ở Việt Nam trong vai trò cố vấn giáo dục.

Theo đó, trong cuốn “Cải cách giáo dục ở Việt Nam: Liệu đã thực hiện được phương châm coi trẻ em là trung tâm?”, do Akashi Shoten ấn hành năm 2008, Tanaka đã phác thảo lại bộ mặt giáo dục Việt Nam và đề cập đến nạn giáo viên bạo hành học sinh.

Theo ông một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng giáo viên bạo hành học sinh là “sự ngộ nhận giữa quyền lực và quyền uy”.

Ông dẫn lại luận điểm của nhà nghiên cứu Okada khi giải thích thế nào là “quyền lực” và “quyền uy” cũng như sự khác biệt giữa chúng. Quan điểm của Okada cho rằng “quyền uy” của người thầy đối với học sinh là việc cho dù người thầy có ý đồ hay không có ý đồ đối với những lời nói, hành động của mình thì học trò vẫn lắng nghe và có thái độ vâng lời. Tuy nhiên ông cũng chỉ rõ không phải người thầy nào cũng có được “quyền uy” và quan trọng hơn là không phải cứ ai làm thầy là có nó.

Tóm lại “quyền uy” là thứ mà học sinh tự nguyện tạo ra rồi trao cho người giáo viên và như thế người đựợc trao “quyền uy” là người thầy mà xét ở một số phương diện ít nhất phải có những đặc tính ưu tú về tài năng và nhân cách. Với ý nghĩa này thì cả Tanaka và Okada đều chủ trương hình ảnh người giáo viên “quyền uy” là hình ảnh đáng trân trọng và nên xây dựng.

Tương phản với “quyền uy” là “quyền lực”. Nếu như “quyền uy” là quà tặng tự nguyện của học sinh cho người thầy, thì quyền lực là thứ mà bản thân người giáo viên có thể đơn phương quyết định.

Theo kết quả quan sát và phân tích của Tanaka thì những giáo viên “quyền lực” là những kẻ không hề chú ý đến người xung quanh nhìn mình là người như thế nào? Đánh giá mình như thế nào? Họ coi hành động, lời nói của mình là tuyệt đối và duy nhất đúng. Họ cũng luôn có tham vọng ép người khác phải tuân lệnh. Trong trường hợp người khác không nghe theo, họ sẽ dùng sức mạnh để cưỡng ép.

Chính vì thế theo Tanaka, khi xây dựng một nền giáo dục lành mạnh thực sự vì con người, vì tương lai của xã hội cũng như của nhân loại thì người giáo viên “quyền lực” là thứ không một ai có lương tâm mong muốn.

Theo lô-gíc đó, một nền giáo dục đầy rẫy những giáo viên “quyền lực” sẽ không bao giờ sinh ra những thế hệ học sinh có tư duy độc lập, có lòng dũng cảm và luôn biết làm người tự do.

Tanaka cho rằng nền giáo dục Việt Nam trong tương lai phải là nền giáo dục có nhiều người thầy “quyền uy” thay cho những người thầy “quyền lực”.

Theo Ái Thủy/ Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Để con trẻ hòa mình vào nghệ thuật, khoa học dịp hè

Để con trẻ hòa mình vào nghệ thuật, khoa học dịp hè

(LĐTĐ) Các lớp học mỹ thuật, thủ công hay những trại hè khoa học… đang được nhiều phụ huynh lựa chọn để giúp con em mình có một mùa hè bổ ích, lành mạnh, sáng tạo.
4/4 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Sinh học quốc tế

4/4 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Sinh học quốc tế

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tham dự kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024, 4/4 học sinh Việt Nam đều giành Huy chương với 3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc; đứng thứ 3/81 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự.
Hỗ trợ học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10

Hỗ trợ học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025 được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác; Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố các số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ, đồng thời thông tin về quy trình và các mốc thời gian cần lưu ý.
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025

Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sau khi công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) chuyên, lớp 10 chương trình song ngữ tiếng Pháp và lớp 10 chương trình thí điểm song bằng tú tài, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025.
Điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên năm học 2024 - 2025

Điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Tối 12/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) chuyên, lớp 10 chương trình song ngữ tiếng Pháp và lớp 10 chương trình thí điểm song bằng tú tài năm học 2024 - 2025.
Từ hôm nay (12/7), Hà Nội tiếp nhận hồ sơ học sinh trúng tuyển vào lớp 10

Từ hôm nay (12/7), Hà Nội tiếp nhận hồ sơ học sinh trúng tuyển vào lớp 10

(LĐTĐ) Từ hôm nay (12/7), các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập (chuyên và không chuyên) trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ của học sinh trúng tuyển vào lớp 10.
Hà Nội: Chưa có lịch duyệt điểm chuẩn bổ sung vào lớp 10

Hà Nội: Chưa có lịch duyệt điểm chuẩn bổ sung vào lớp 10

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Công văn số 2383/SGDĐT-QLT gửi Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập trên địa bàn Thành phố về công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025.
Chủ động lựa chọn tổ hợp môn học từ lớp 10

Chủ động lựa chọn tổ hợp môn học từ lớp 10

(LĐTĐ) Cùng với cả nước, năm học 2024-2025 là năm học thứ ba thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với cấp trung học phổ thông (THPT). Với việc lựa chọn môn học từ khi bắt đầu vào học lớp 10, các nhà trường đã chủ động trong việc xây dựng các tổ hợp và cung cấp thông tin sớm cho học sinh, phụ huynh.
Xem thêm
Phiên bản di động