Chấn chỉnh ‘thú vui’ mạo hiểm mang tên cà phê đường tàu
Mới đây, thông tin Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan sớm chấn chỉnh, tăng cường các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt; kiên quyết xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật… lần nữa thổi bùng lên những tranh luận trái chiều. Không ít người ủng hộ cho rằng, việc phát triển các hàng quán ven đường tàu là tác nhân tích cực, giúp tạo điểm nhấn thăm quan du lịch trong mắt các du khách.
Bởi dù có những nguy hiểm nhất định song những địa chỉ, những hàng quán ven đường tàu không đơn thuần là nơi dừng chân uống nước còn đang là một địa chỉ “hit hot” được giới trẻ Hà Nội, thậm chí cả người nước ngoài ngày ngày tìm đến nhằm mục đích “check in”. Tiềm năng du lịch ở những địa điểm này là rất lớn.
Việc mở các hàng quán ven đường tàu tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn giao thông đường sắt |
Dễ thấy, chỉ một đoạn phố Phùng Hưng, nơi có tàu chạy qua dài chưa đầy 500m mà nay có khoảng 20 hàng cà phê được mở ra. Hàng quán ở đây được người dân tận dụng từ khoảng sân nhỏ hẹp trước nhà cải tạo thành quán kinh doanh với những bộ bàn ghế gỗ nhỏ xinh được tận dụng kê sát đường tàu. Ước tính, mỗi ngày có hàng trăm lượt khách đến ngắm tàu chạy, tận hưởng cảm giác mới lạ mỗi lần tàu vụt qua ở khoảng cách tính bằng xen-ti-mét.
Đáng nói, dù kinh doanh, buôn bán hoặc sinh hoạt ngay trên đường tàu tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn, song rất nhiều người dân nơi đây vẫn tỏ ra khá thờ ơ. Phần lớn người dân đều cho rằng việc họ nắm rõ giờ tàu chạy nên việc nguy hiểm là không có. Những người lao động đang cố gắng mưu sinh để duy trì cuộc sống, thế nhưng việc bất chấp nguy hiểm để kiếm sống chẳng khác nào họ đang đưa bản thân ra đùa giỡn, thách thức tử thần. Hơn thế đó còn là hành vi vi phạm luật giao thông, gây nguy hại đến an toàn đường sắt.
Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 6 tuyến đường sắt chạy qua với tổng chiều dài hơn 160km. Đặc biệt, tại đây có đến 560 giao cắt giữa đường sắt với đường bộ. Trong 9 tháng năm 2019, tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn Hà Nội diễn biến phức tạp. Trong đó, có nguyên nhân do người dân và du khách tụ tập đông người để chụp ảnh, đứng, ngồi uống cà phê trong lòng đường sắt.
Các ngành chức năng của Hà Nội cũng xác định, các hộ dân kinh doanh trong khu vực tiếp giáp dọc đường sắt có hành vi họp chợ, kê bàn ghế buôn bán phục vụ du khách trong lòng đường sắt… Đặc biệt, những quán "cà phê đường tàu" mọc ngay trên đường ray tàu lửa thu hút đông đảo lượng khách du lịch song các vi phạm này gây nguy cơ cao xảy ra tai nạn đường sắt.
Khách quan nhìn nhận, các trường hợp ngồi uống cà phê, mua bán, chụp ảnh bên đường tàu không khác gì “thách thức với tử thần”, vô cùng nguy hiểm và cần sớm loại bỏ. Tại “xóm đường tàu” ven đường Điện Biên Phủ, Phùng Hưng… đã không ít lần cơ quan chức năng đến làm việc, lập biên bản xử lý các hàng quán kinh doanh. Song, chỉ một thời gian sau, hoạt động kinh doanh bên đường tàu lại tấp nập, nhộn nhịp trở lại.
Mới đây nhất, ngày 27/9, tổ công tác liên ngành gồm lực lượng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) và Thanh tra Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực các phường Điện Biên, Hàng Bông, Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm).
Tại thời điểm kiểm tra, gần khung giờ tàu chạy, có nhiều du khách tìm đến các quán cà phê để tham quan, chụp ảnh. Khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng, chủ các quán vội vã thu dọn, bố trí lại bàn ghế gọn gàng.
Tổ công tác đã kết hợp tuyên truyền, cảnh báo người dân và du khách về các mối nguy hiểm có thể xảy ra, đồng thời lập biên bản xử phạt hành chính đối với một số chủ quán vi phạm bán hàng trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt. Tuy nhiên, mức phạt thấp cùng ý thức người dân chưa cao vẫn đang là “rào cản” khiến vi phạm liên tục tái diễn.
Thiết nghĩ, việc Hà Nội và các đơn vị liên quan quyết liệt với các vi phạm ven đường tàu là hoàn toàn phù hợp. Bởi trào lưu thì cũng chỉ là nhất thời, tuy nhiên với tính mạng con người thì không thể đùa được, nhất là không chỉ tính mạng của người dân sống tại đây mà còn của các khách du lịch nước ngoài đến chụp ảnh. Nếu để xảy ra tai nạn đối với du khách sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh du lịch của Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24