Cần xây dựng chuẩn quy tắc ứng xử giữa giáo viên và học sinh

Gần đây, dư luận xôn xao trước những vụ việc liên quan đến mối quan hệ, cách ứng xử giữa thầy cô – học sinh và phụ huynh. Trên các diễn đàn, câu chuyện về truyền thống tôn sư trọng đạo khiến những người quan tâm đến ngành giáo dục cảm thấy lo ngại.
tin nhap 20180417112534 Tăng cường biện pháp bảo vệ danh dự, nhân phẩm và an toàn cho giáo viên
tin nhap 20180417112534 Tạm đình chỉ cô giáo không giảng bài
tin nhap 20180417112534 Luôn nâng cao đời sống văn hóa cho đoàn viên và thầy cô

Chỉ trong một thời gian ngắn, có rất nhiều vụ việc gây xôn xao dư luận trong ngành giáo dục. Đó là một cô giáo ở Bến Tre bị một học sinh nam (lớp 8) bóp cổ ngay tại lớp học trước mặt học sinh và các giáo viên khác. Hay vụ một học sinh nam (lớp 7) ở Hà Nam mang dao vào trường học chơi và phi dao vào trán một bạn học dẫn tới chấn thương.

tin nhap 20180417112534
Trường THPT Long Thới, TP Hồ Chí Minh - nơi một giáo viên suốt 3 tháng lên lớp không giảng bài cho học sinh.

Rồi chuyện phụ huynh ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An vào tận trường bắt giáo viên quỳ ngay tại phòng hội đồng trước sự chứng kiến của Ban Giám hiệu nhà trường; một cô giáo ở Hải Phòng dùng hình phạt bắt học sinh “súc miệng” bằng nước giặt giẻ lau bảng chỉ vì nói chuyện riêng trong lớp. Hay sự việc ở TP Hồ Chí Minh, một giáo viên suốt 3 tháng lên lớp không giảng bài cho học sinh.

Mới đây nhất, chỉ vì nhắc nhở việc xóa hình xăm trên cổ, một học sinh nam (lớp 12, Trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) đã đâm trọng thương thầy giáo của mình… Những sự việc xảy ra liên tiếp trong một thời gian ngắn đã làm xấu đi hình ảnh ngành giáo dục, nghe mà xót xa, đau lòng quá. Và điều đáng buồn hơn là dường như khi đời sống vật chất xã hội ngày càng được nâng lên thì văn hóa ứng xử giữa con người với con người lại có xu hướng đi xuống.

Giáo dục là nền tảng của xã hội, thế nhưng nền tảng ấy đang có nguy cơ bị lung lay dữ dội. Từ bao đời nay, truyền thống hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được Nhà nước và xã hội đề cao. Để xảy ra tình trạng như vậy, rõ ràng là chúng ta có thể thấy, có một cái gì đấy rất hỗn độn, xô bồ ở trong môi trường giáo dục hiện nay.

Việc học sinh gây gổ, đánh lộn ngay trong sân trường, xử nhau theo kiểu “xã hội đen”, công bằng mà nói có phần lỗi rất lớn từ trách nhiệm từ gia đình, rồi đến nhà trường và sau cùng mới đến các tác động từ xã hội. Một bộ phận các bậc phụ huynh trong thời buổi kinh tế thị trường, nơi mà sức mạnh của đồng tiền được thể hiện rất rõ thì họ thấy rằng việc họ “trả phí” cho nhà trường và đã “trả tiền” cho con đi học, thì họ có quyền đòi hỏi và yêu sách. Những hành động như thế vô tình tạo ra cho con trẻ những nhận thức sai trái về cái gọi là “giới hạn nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm” của giáo viên đối với học sinh.

Trong những câu chuyện kể trên, giáo viên - khi là nạn nhân, khi là người có lỗi. Nhưng đâu rồi truyền thống tôn sư trọng đạo? Đâu rồi 2 tiếng gọi thiêng liêng: Tình Thầy - Trò?

Các cụ ta ngày xưa từng có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Một chữ cũng Thầy, nửa chữ cũng Thầy”, hay như một cách khác thể hiện sự trân quý nghề giáo: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy”. Tất cả bắt nguồn từ một xã hội văn minh, văn hóa, chuẩn mực và cầu tiến, nơi mà đạo đức xã hội được coi là kim chỉ nam cho mọi hành động.

Một giáo viên đứng lớp, người truyền cảm hứng và góp phần đưa ước mơ của học trò bay cao, bay xa, không chỉ cần có kiến thức chuyên môn giỏi mà phải là một người có đạo đức. Mỗi giáo viên ở bất cứ hoàn cảnh, vị trí công tác nào, đều cần rèn luyện, tu dưỡng để giữ cho mình một cái tâm sáng, một tấm lòng bao dung, vị tha. Thiết nghĩ, có như vậy chúng ta mới có hy vọng nền giáo dục nước nhà sẽ ngày một phát triển bền vững, lành mạnh và văn minh.

Đã đến lúc chúng ta nên chú trọng xây dựng bộ quy tắc chuẩn ứng xử giữa giáo viên - học sinh, nhà trường - gia đình để tạo sự chuẩn mực cần thiết: Thầy ra thầy và trò ra trò; Trường ra trường, lớp ra lớp.

Và trong việc xây dựng chuẩn quy tắc ứng xử đó không thể thiếu được vai trò của các bậc phụ huynh. Một gia đình tốt, có văn hóa, cha mẹ gương mẫu mới tạo ra những đứa con ngoan ngoãn, lễ phép. Chính vì vậy, việc phối hợp, sát sao giữa gia đình - nhà trường để cùng nhau nuôi dạy, bồi dưỡng nhân cách, kiến thức cho các con là vô cùng quan trọng. Các bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn nữa quan tâm đến con em của mình, đừng phó mặc việc dạy dỗ hoàn toàn cho giáo viên và nhà trường, có như thế chúng ta mới góp phần nuôi dưỡng những nhân cách tốt, tạo ra được những công dân có ích cho xã hội trong tương lai.

Trần Thị Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán khi có thông tin phản ánh đề thi giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương triệu tập các thành viên có trách nhiệm để kiểm tra, xác minh.
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

(LĐTĐ) Việc tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi thực tế khi mạng lưới các trường này trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển nhanh, cũng như nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng ngày càng đa dạng.
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

(LĐTĐ) Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường THCS Quang Lãng còn tham gia tổ chức tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

(LĐTĐ) Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt. Nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là người học.
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc

Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc

(LĐTĐ) Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống theo nghề giáo ở huyện Thanh Trì (Hà Nội), Nguyễn Trung Hiếu đã nỗ lực không ngừng, đỗ vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền và với thành tích tiêu biểu trong 4 năm học đại học, Hiếu vừa vinh dự được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vinh danh thủ khoa tốt nghiệp đại học xuất sắc năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục

Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Công tác xã hội hóa giáo dục trong 10 năm qua không chỉ góp phần to lớn trong việc cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8

Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8

(LĐTĐ) 70 nhà giáo tiêu biểu đến từ các cấp học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tham dự vòng chung khảo xét duyệt Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8, năm 2024.
Bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo

Bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra khỏi dự thảo Luật Nhà giáo nội dung quy định về chính sách miễn học phí cho con nhà giáo.
Xem thêm
Phiên bản di động