Cách nhận biết thực phẩm đột biến gen bằng mắt thường các bà nội trợ cần biết
Tuy nhiên, trong khi thực phẩm biến đổi gen vẫn là một vấn đề gây tranh cãi thì chị em nội trợ cần trang bị cho mình những “bí quyết” nhận biết thực phẩm biến đổi gen qua việc tham khảo thông tin dưới đây.
1. Nhận biết thông qua mã code
Hầu hết các chuyên gia, nhà nghiên cứu của Việt Nam cho rằng, thực tế chưa ghi nhận bất cứ một trường hợp nào bị tác động hay ảnh hưởng tiêu cực nào của thực phẩm biến đổi gene, tuy nhiên, người tiêu dùng có quyền được biết sản phẩm nào biến đổi gene, sản phẩm nào là sản phẩm thường để họ lựa chọn.
Cách đơn giản nhất để nhận biết thực phẩm biến đổi gene GMO là thông qua mã code. Đây là phương pháp dễ dàng nhất để xác định đâu là thực phẩm GMO, trong điều kiện bạn mua hàng từ những nhà phân phối, nhập khẩu có uy tín.
Mã code thường được dán theo quy định của nước ngoài và do các cơ sở kiểm định của Việt Nam trực tiếp thực hiện. Theo quy định, các nguyên liệu chế biến được bày bán trên thị trường hiện nay đều phải có mã code để phân biệt.
Muốn biết những loại thực phẩm như rau củ quả, trái cây có phải là giống biến đổi gen hay không thì cần chú ý đến con số trên mã code.
- Nếu tem có 4 chữ số, bắt đầu bằng số 3, ví dụ như 3020, thì đó là kí hiệu của trái cây được xử lý bằng công nghệ bức xạ i-on hóa. Công nghệ chiếu xạ thực phẩm này sử dụng chính nguồn năng lượng bức xạ ion để xử lý thực phẩm, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.
- Nếu trên tem có 4 chữ số, bắt đầu bằng số 4, chẳng hạn như 4139, có nghĩa nó được trồng theo cách thông thường, nghĩa là có sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón vô cơ, ... theo liều lượng đúng quy chuẩn.
- Nếu trên tem có 5 chữ số, bắt đầu bằng số 9, chẳng hạn như 94750, có nghĩa rằng loại trái cây đó được trồng hữu cơ. Hiện nay, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và nhiều nước khác yêu cầu các nhà sản xuất để có được Chứng nhận hữu cơ đều phải tuân thủ theo các quy chuẩn nghiêm ngặt được thiết lập bởi các nước và các tổ chức thương mại quốc tế. Vì vậy, nếu bạn mua trái cây cho con nhỏ ăn dặm và bổ sung vitamin thì nên chọn các loại trái cây có dán tem bắt đầu với chữ số 9, là loại thực phẩm 100% hữu cơ an toàn cho cơ thể.
- Nếu trên tem có 5 chữ số, bắt đầu bằng số 8, đây là loại trái cây đó đã bị biến đổi gene (GMO - Genetically Modified Organism). Ví dụ đơn giản là, một loại chuối thông thường có mã là 4011, nhưng nếu đó là 84139 thì có nghĩa là loại chuối đó là chuối đã biến đổi gen. Một quả cam có mã 8388 thì là cam đã biến đổi gen... Thực tế, hiện nay nông sản biến đổi gen đang gây tranh cãi và vấp phải phản đối trên diện rộng, đặc biệt là Liên minh Châu Âu và một vài quốc gia Châu Á khác nên trên thực tế, bạn không thấy trái cây dán mác mã 8####.
2. Nhận biết thông qua hình thức bên ngoài
Với một số thực phẩm, bạn có thể dễ dàng nhận biết chúng thực phẩm là biến đổi gien hay thực phẩm hữu cơ bằng mắt thường. Thực phẩm hữu cơ thường có hình dáng, màu sắc không bắt mắt, kích thước không đồng đều, có thể có dấu hiệu côn trùng ăn do được nuôi trồng tự nhiên.
Sản phẩm biến đổi gen được “cải tiến” so với giống cũ nên vẻ bên ngoài sẽ bắt mắt hơn, kích thước sản phẩm đồng đều... Ví như đối với giống ngô biến đổi gen, bắp ngô lớn, hạt ngô to hơn nhiều, hạt màu tím hoặc “bảy sắc cầu vồng”.
3. Đọc nhãn kiểm định
Quy định dán nhãn thực phẩm biến đổi gen đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam.
Chú ý đến các chữ viết tắt "GMO-free", "Non-GMO" hoặc "Sản phẩm không có thành phần biến đổi gen"; các sản phẩm này có thể chứa GMO nhưng không quá 0,9%.
Cụm từ “biến đổi gen” bằng tiếng Việt sẽ được ghi bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng trên nhãn sản phẩm, theo quy định.
Theo Châu Anh/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38