Bừng sáng tinh hoa văn hóa múa rồng của Thủ đô
Mãn nhãn liên hoan múa Rồng Hà Nội 2019 | |
Sôi động Liên hoan Múa rồng Hà Nội năm 2019 | |
Liên hoan Múa rồng Hà Nội 2019: Nơi thăng hoa nghệ thuật truyền thống |
Tiết mục biểu diễn tại Liên hoan múa rồng năm 2019 |
Tái hiện lịch sử dân tộc
Ở Hà Nội, múa rồng khá phổ biến, đặc biệt là vùng Thanh Trì, Chương Mỹ… nhiều làng ở đây vào đầu xuân còn tổ chức thi múa rồng với các điệu rồng chầu, rồng lượn, rồng bay, rồng uốn khúc… Để lưu giữ nét đẹp văn hóa đó, trong dịp kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô, thành phố Hà Nội đã tổ chức Liên hoan múa rồng Hà Nội năm 2019, đó cũng chính là cách để tái hiện lịch sử dân tộc và Hà Nội thật sống động, đầy cảm xúc và tự hào. Liên hoan múa rồng thu hút sự tham gia của các đội đến từ 15 quận, huyện.
Các đội trình diễn nhiều tiết mục được dàn dựng sử dụng một hoặc nhiều con rồng kết hợp múa “tứ linh” (Long, Lân, Quy, Phượng), với những thông điệp ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Giải phóng Thủ đô, đem đến cho đông đảo người dân Thủ đô và du khách quốc tế những tiết mục biểu diễn đặc sắc. Các màn trình diễn đưa người xem trở về những năm tháng lịch sử hào hùng của cha ông ta hàng nghìn năm trước như nhắc nhở các thế hệ trẻ tinh thần quyết tâm chiến đấu chống giặc, giữ nước.
Một trong những màn múa nhận được nhiều khen ngợi nhất từ phía người xem là đội đạt Giải Nhất là “Tứ quý Hưng Long” của quận Bắc Từ Liêm. Anh Nguyễn Đức Tài, phụ trách đoàn biểu diễn múa rồng của quận cho biết, “Tứ quý Hưng Long” là điệu múa lâu đời của các làng xã trong huyện Từ Liêm xưa (nay là quận Bắc Từ Liêm), thường được dùng để phục vụ lễ hội truyền thống và biểu diễn hầu Thánh trong các đình, đền, miếu, phủ…
Điệu múa còn có sự kết hợp giữa rồng và lân, gồm bốn đầu lân trắng, vàng, đỏ, xanh tượng trưng cho bốn mùa, bốn phương diễn tả sự sung mãn, trường thọ, mạnh khỏe và hạnh phúc. Đây là điệu múa dân gian được người dân trong huyện Từ Liêm xưa sáng tạo và thể hiện một cách tinh tế và điêu luyện. Điệu múa không chỉ thể hiện sự ấm no, hạnh phúc mà cả sự sinh sôi nảy nở, trường tồn của một quốc gia, sức sống vĩnh hằng và sức mạnh phi thường của con người Việt Nam. Thông qua liên hoan múa rồng là dịp để giới trẻ có cái nhìn khái quát hơn, hiểu sâu hơn và lưu giữ những giá trị tốt đẹp về lễ hội truyền thống của Việt Nam.
Tô điểm cho nét đẹp Thủ đô
Đánh giá về các tiết mục biễu diễn của các đội tham dự Liên hoan múa rồng năm 2019, biên đạo múa Nguyễn Văn Bích - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Hà Nội cho biết, vùng Đông Nam Á, rồng là biểu tượng của sự phồn vinh, thịnh vượng, để có tiết mục biểu diễn, các thành viên của mỗi đội đã phải tập luyện rất lâu, rồng đã được các đội trang trí đẹp hơn về thẩm mỹ… tuy nhiên vẫn còn một số điểm chưa hợp lý như: Quần áo của một số đơn vị mang nhiều hơi hướng Trung Quốc, có đơn vị còn chưa chú trọng vào múa rồng mà phân bổ nhiều thời lượng thi cho múa võ và múa lân, nhiều thế múa của rồng còn thiếu…
Thông qua các tiết mục biểu diễn, điều đáng nói là múa rồng Hà Nội vẫn giữ được bản sắc, rồng không lai căng, pha trộn. Cũng từ lẽ đó mà múa rồng Hà Nội ngày càng gần gũi với con người và cuộc sống đời thường hơn. Do đó Liên hoan múa rồng được cho là sự kiện khuấy động trở lại điệu múa đang tồn tại một cách lặng lẽ ở đất Thăng Long này. Nói là tồn tại một cách lặng lẽ là bởi múa rồng đã có một thời gian phôi pha, tưởng như đã mai một.
Để có được những màn trình diễn đẹp mắt, đầy ấn tượng đó, những người con của Thủ đô đã và đang tìm cách phát triển, bảo tồn nghề múa, sản xuất đầu lân, rồng truyền thống. Với đôi bàn tay tài hoa cùng sự đam mê sáng tạo ra những chiếc đầu lân, rồng rực rỡ sắc màu, phong phú, độc đáo, võ sư Bùi Viết Tưởng (xã Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội) trưởng đoàn võ thuật lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường trong những năm qua đã có nhiều đóng góp vào việc giữ gìn nghề sản xuất đầu lân, rồng. Bằng niềm đam mê, yêu thích với nghề và quyết tâm lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, võ sư Tưởng vẫn ngày ngày theo đuổi nghề, gắn bó với công việc.
Kể về cơ duyên đến với nghề, võ sư Tưởng cho biết, ban đầu xuất phát từ niềm đam mê, chơi lân, dạy múa lân, khi lân hỏng, xuống cấp võ sư phải tự mày mò sửa chữa, anh rút ra được kinh nghiệm. Sau đó, tiếp tục giao lưu với những người chơi lân ở các tỉnh, thành khác, võ sư được mọi người chỉ bảo thêm nhiều, từ năm 2012, khi đã có nhiều kinh nghiệm, anh bắt đầu đi sâu vào chế tạo đầu lân. Những chiếc đầu lân do gia đình anh làm ra cung cấp cho các đội lân khắp nơi trên cả nước và xuất khẩu ra thế giới.
Có trực tiếp xem những màn múa mới biết được múa rồng là một thể nhịp nhàng đến khó ngờ. Đó là sự phối hợp thống nhất giữa người múa đầu và người múa đuôi, giữa con rồng và dàn nhạc... Là sự kết hợp giữa cương và thả, giữa lỏng và cường, tất cả phải đồng điệu. Để điều khiển một con rồng thông thường cần khoảng từ 10 - 15 người, tùy vào kích cỡ rồng. Trang phục của người tham gia múa rồng là sự đồng đều cả màu sắc và hình khối.
Nghệ thuật múa rồng ngoài sự dẻo dai còn đòi hỏi người tham gia có sức khỏe tốt, đặc biệt là người điều khiển đầu rồng và đuôi rồng, vì đầu rồng, đuôi rồng cồng kềnh, to, nặng, người múa lại phải phối hợp khi lượn sóng, lúc bay lúc lượn… Trong các vai diễn thì người múa đầu rồng phải là người có nghệ thuật múa điêu luyện bởi không chỉ là sự thông minh, dứt khoát mà còn cần yếu tố sức khỏe, do đó chỉ những người nắm vững kỹ thuật, có sức khỏe mới có thể đảm nhiệm vai diễn.
Với những nét đẹp đó, mặc dù ngày nay những người gìn giữ nghề múa rồng truyền thống không còn nhiều nhưng sự miệt mài, tâm huyết của họ đã góp phần lưu giữ nét tinh hoa văn hóa của Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49