Bộ VH,TT&DL yêu cầu công khai tiền công đức trong mùa lễ hội 2016
Mùa lễ hội 2016: Có loại được “sạn”? | |
Tưng bừng Lễ hội đếm ngược chào năm mới 2016 |
Theo đánh giá của Bộ, năm 2015, công tác quản lý, tổ chức lễ hội ở các địa phương trong cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý và tổ chức lễ hội còn bộc lộ những yếu kém cần phải khắc phục.
Để tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL yêu cầu Giám đốc Sở VH,TT&DL, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch các tỉnh/thành; các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ phối hợp thực hiện ngay một số nhiệm vụ nhằm thực hiện nếp sống văn minh trong các lễ hội.
Cụ thể, các địa phương xây dựng kế hoạch công tác, định hướng quản lý và tổ chức lễ hội theo định kỳ; không cấp phép, tổ chức lễ hội vì mục đích trục lợi, vi phạm nếp sống văn minh. Vận động nhân dân loại bỏ hoặc thay thế các tập tục không còn phù hợp, những hành vi bạo lực, phản cảm gây bức xúc dư luận xã hội.
Bộ VHTT&DL yêu cầu, các địa phương cần chỉ đạo Ban Quản lý di tích, BTC lễ hội có phương án quản lý hòm công đức, sử dụng tiền công đức công khai minh bạch. |
Đối với những địa phương có nhiều lễ hội, lễ hội lớn thu hút đông người và kéo dài ngày phải xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, có phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối, tổ chức phân luồng, phân tuyến giao thông, đảm bảo an ninh trật tự. Các địa phương phải có kế hoạch bố trí bãi trông, giữ phương tiện giao thông phù hợp, tránh ùn tắc giao thông; niêm yết giá, bán đúng giá; không bày bán thịt động vật hoang dã, các đồ chơi có tính bạo lực.
Đặc biệt, Bộ VHTT&DL yêu cầu, các địa phương cần chỉ đạo Ban Quản lý di tích, BTC lễ hội có phương án quản lý hòm công đức, sử dụng tiền công đức công khai minh bạch; bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lễ, tiền giọt dầu đặt không đúng nơi quy định; không để các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam trong các khu di tích, khu thờ tự.
Các địa phương cũng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40