Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Làm chủ kỹ thuật can thiệp bào thai
Kỹ thuật can thiệp bào thai: Kỹ thuật y khoa thấm đẫm nhân văn | |
Sắp triển khai kỹ thuật can thiệp bào thai trong tử cung |
Được biết, ở hai ca can thiệp đầu tiên, Bệnh viện có sự góp mặt hỗ trợ kỹ thuật từ các chuyên gia nước ngoài. Tuy nhiên, 5 ca sau thì các bác sĩ của Bệnh viện đã tự thực hiện. Cả 5 ca phẫu thuật đều được đánh giá là đã thành công, đã có 4 thai phụ được xuất viện. Còn một thai phụ mới được thực hiện can thiệp bào thai vào ngày 24/10, hiện sức khoẻ đã ổn định.
Thai phụ mang song thai có chung bánh nhau được can thiệp trong buồng ối thành công tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. |
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Kỹ thuật can thiệp bào thai được đánh giá là kỹ thuật cao nhất về sản khoa hiện nay trên thế giới. Kỹ thuật này mới chỉ xuất hiện cách đây 15 năm và Anh là nước đầu tiên thực hiện. Hiện nay có các nước Pháp, Bỉ, Mỹ đang thực hiện kỹ thuật này và thực hiện can thiệp được hầu hết các dị tật.
Đây cũng là kỹ thuật có ý nghĩa rất nhân văn. Bởi can thiệp trong bào thai trong buồng tử cung là chữa bệnh cho thai nhi từ trong bụng mẹ, nhằm khắc phục những bệnh lý, bất thường của bào thai khi đã biết rõ những bệnh lý, bất thường này không thể chờ đợi đến khi trẻ chào đời, nếu tiếp tục chờ đợi, thai nhi sẽ tử vong trong tử cung hoặc chào đời với những dị tật, bất thường nặng hơn.
“Trước đây, nếu không thực hiện kỹ thuật này thì những thai nhi không may mắn bị dị tật hoặc bất thường trong bụng mẹ bác sĩ có biết cũng không thể làm gì mà đành phải phó mặc cho số phận. Còn hiện tại, với kỹ thuật khoa học hiện đại, nếu phát hiện sớm các dị tật và bất thường của thai nhi thông qua khám sàng lọc, chúng ta có thể cứu chữa được thai nhi với tỷ lệ thành công tới 90%, trẻ sinh ra sẽ không còn bị dị tật hoặc tử vong”- Phó Giáo sư Nguyễn Duy Ánh phân tích.
Giám đốc Bệnh viện phụ sản Hà Nội cho biết thêm, việc áp dụng kỹ thuật này đối với các thai nhi cũng được các bác sĩ khám và chẩn đoán cẩn thận. Nếu để các dị tật, bất thường muộn quá thì không thể can thiệp được. Trước khi thực hiện can thiệp, các bác sĩ phải khám kỹ để nhận định dị tật, bất thường này có làm được không, nếu làm được thì tỷ lệ thành công là bao nhiêu, đồng thời phải tư vấn trước với người nhà bệnh nhân.
Ví dụ, bất thường dây xơ quấn chặt cổ tay hoặc cổ chân của thai nhi, khiến cổ chân hoặc cổ tay bị teo dần, chỉ cần can thiệp trong bụng mẹ cắt dây sơ đó thì chân hoặc tay thai nhi sẽ hồng hào trở lại. Trước đây, những trường hợp như này rất khó xử lý hoặc có gia đình ra nước ngoài để can thiệp.
Hiện tại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đang triển khai thực hiện 2 kỹ thuật mà có tỷ lệ thai nhi mắc nhiều nhất nhưng tỷ lệ thành công khi can thiệp lại cao nhất, đó là hội chứng song thai truyền máu cho nhau và dây xơ buồng ối.
Trong tương lai gần, Bệnh viện tiến tới sẽ thực hiện các bệnh lý khác nhằm giúp thai nhi không may mắc các bệnh lý vẫn có thể phát triển tốt trong tử cung của người mẹ và chờ đến ngày chào đời. Các bệnh lý như thoát vị cơ hoành, ứ dịch màng phổi, ứ dịch thận, bệnh lý ở buồng tim và thoát vị não… là những bệnh mà nền y học hiện tại đã có thể xử lý được.
Hiện nay, ở các tuyến, các cơ sở y tế có chuyên khoa sản, các dị tật, bất thường của thai nhi hoàn toàn có thể phát hiện sớm. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng có liên hệ với các bệnh viện tuyến dưới nếu trong quá trình khám sàng lọc nếu phát hiện hoặc nghi ngờ thai phụ nào có những bệnh lý nói trên sẽ gửi lên Bệnh viện để thực hiện đánh giá tình trạng nếu có thể sẽ thực hiện can thiệp bào thai.
Bên cạnh đó, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được công nhận là đơn vị tuyến cuối, nên trong kế hoạch đào tạo và hành động Bệnh viện cũng sẽ đào tạo và cập nhật kiến thức sàng lọc phát hiện những dị tật, bất thường cho nhân viên y tế tuyến dưới.
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chính thức tiếp nhận các sản phụ có hội chứng truyền máu song thai và hội chứng dải xơ buồng ối từ ngày 5/10/2019. Bệnh viện cũng rất mong các bác sĩ phát hiện sớm và chuyển sản phụ về Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội kịp thời, tránh để biến chứng đã quá nặng không thể phẫu thuật được. 30 sản phụ đầu tiên sẽ được miễn phí hoàn toàn. Kinh phí được hỗ trợ bởi Bộ Khoa học công nghệ Việt Nam và Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Sim - Phó Giám đốc Trung tâm sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh & sơ sinh theo số điện thoại: 0833336699 |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00