Bệnh nhân vừa mổ u não vừa “tám chuyện” với phẫu thuật viên
Lần đầu tiên phẫu thuật u não bằng phương pháp thức tỉnh | |
Phẫu thuật cứu sống bệnh nhân bị dị dạng mạch máu não | |
Ca mổ ngoạn mục cứu bé 10 tuổi bị u não trở về từ “cửa tử” |
Trao đổi với báo chí, PGS. TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần Kinh, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa thực hiện thành công một ca mổ u não bằng phương pháp phẫu thuật thức tỉnh.
Bệnh nhân Cao Quang Cảnh, (SN 1964, ở Quảng Bình) nguyên là một bác sĩ. Khai thác bệnh sử cho biết, cách đây không lâu bệnh nhân thường có cảm giác tê bì ở tay trái, chân trái, thi thoảng khó vận động và hầu như không cầm nắm được đồ vật ở tay thuận (tay trái). Thỉnh thoảng bệnh nhân có cảm giác bị lảo đảo do choáng đầu.
PGS.TS Đồng Văn Hệ và bệnh nhân Cao Quang Cảnh chia sẻ thông tin tại buổi gặp gỡ báo chí (Ảnh: BVCC). |
Sau đó bệnh nhân đi khám và chụp não tại Huế vào cuối tháng 1/2019, các bác sĩ cho biết, anh Cảnh có khối u ở não với kích thước 2,3cm x 3,6cm. “Để kiểm tra lại, tôi đã ra Hà Nội đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức để thăm khám lại. Kết quả vẫn như thế. Tại đây, tôi đã được các bác sĩ giới thiệu về phương pháp phẫu thuật thức tỉnh. Trước đó, tôi cũng đã biết đến phương pháp này qua các phương tiện truyền thông nên cũng trao đổi thẳng thắn với bác sĩ, rồi bàn bạc với gia đình trước khi tiến hành ca phẫu thuật”- bệnh nhân Cao Quang Cảnh kể lại.
Ca phẫu thuật diễn ra trong hơn 3 giờ đồng hồ, trong đó bệnh nhân thức tỉnh 1 giờ đồng hồ. Các bác sĩ đã tiến hành cắt toàn bộ khối u trong não của bệnh nhân.
“Các bác sĩ tiến hành mổ não và trong 1/3 thời gian mổ ban đầu bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, không gây mê. Trong khi mổ bệnh nhân vẫn nói, hát… để các bác sĩ nhận biết được các dây thần kinh, tránh cắt phải dây thần kinh ngôn ngữ hay vận động. Bởi nếu khi cắt khối u vào vùng vận động bệnh nhân có thể bị liệt,” PGS Đồng Văn Hệ nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm với báo chí, PGS Đồng Văn Hệ thông tin khoảng thời gian bệnh nhân tỉnh táo 1giờ đồng hồ khá dài, nên ngoài thời gian bệnh nhân hát thì các y bác sĩ, điều dưỡng thay nhau nói chuyện, trò chuyện với bệnh nhân.
Theo bệnh nhân Cảnh kể lại: “Tôi đã trải qua một ca mổ bản thân thấy rất đặc biệt, bởi trong khi bác sĩ mổ cắt u não mình hoàn toàn tỉnh táo. Ngược lại với vấn đề sợ hãi, tôi lại thấy hơi hào hứng, có sự thú vị, bởi trong lúc bệnh nhân đang nằm phẫu thuật tương tác với các bác sĩ và không cảm thấy đau đớn, mình cảm thấy đang được nằm nói chuyện bình thường”.
Bệnh nhân Cảnh cũng chia sẻ, trước khi phẫu thuật, tay trái vốn là tay thuận của anh nhưng hầu như không cầm nắm được các đồ vật. Tuy nhiên sau ca phẫu thuật này, hiện nay, các ngón tay trên bàn tay trái của anh đã cử động dễ dàng hơn. Bệnh nhân đã có thể tự cầm đũa, thìa.
Được biết, trước đó hai tháng tại Bệnh viện Việt Đức cũng đã thực hiện thành công hai ca phẫu thuật u não bằng phương pháp thức tỉnh, tuy nhiên có sự trợ giúp của các chuyên gia, êkip phẫu thuật đến từ Nhật Bản.
“Còn đối với ca phẫu thuật vừa qua là ca phẫu thuật được thực hiện hoàn toàn bởi các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức”- PGS Đồng Văn Hệ nói. Đáng lưu ý chi phí phẫu thuật u não bằng phương pháp thức tỉnh không hề cao hơn phương pháp bình thường.
Các bác sĩ cho biết, phương pháp thức tỉnh cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ phẫu thuật, gây mê và hệ thống thiết bị hiện đại như: Phương tiện để kích thích vỏ não, monitor theo dõi trong quá trình phẫu thuật...
Các bác sĩ sử dụng các thiết bị này để kích thích vào vùng vận động, vỏ não giúp bệnh nhân nhận biết có bị tổn thương hay không. Trong khi đó, chuyên gia gây mê sẽ chuẩn bị tất cả mọi phương án nếu bệnh nhân đau, khó chịu, không phối hợp được trong khi mổ... đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
PGS.TS Đồng Văn Hệ cho hay, phương pháp phẫu thuật thức tỉnh là phương pháp mổ mới, cần bệnh nhân phải can đảm. Bởi bệnh nhân vẫn tỉnh, nghe được tiếng máy khoan sọ, tiếng cắt ghép của các dụng cụ kỹ thuật thực hiện ngay trên đầu mình, tiếng trao đổi của các y bác sĩ. Do đó, nếu bệnh nhân hoảng hốt, khó chịu, sợ hãi thì ca phẫu thuật không thể thành công. Đối với bệnh nhân Cảnh, ban đầu bệnh nhân cũng hơi gồng người, giọng run run khi trò chuyện với kíp phẫu thuật. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân đã hợp tác rất tốt với các phẫu thuật viên và ê kíp. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Tin khác
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39