“Bất thường Hà Giang”
Từ anh Uôn cắp sang anh Giáo dục | |
Đã có anh quản lý giá! | |
Phong phú và đa nghĩa! |
- Thì rõ là qua điều tra đã phát hiện là có gian lận điểm tại HG còn gì.
- Còn hơn gian lận nhiều bác ơi. Cái bất thường rất nghiêm trọng đó. Tận hơn 100 bài được điều chỉnh nâng điểm. thậm chí có bài được nâng từ điểm liệt lên điểm 9…
- Những thông tin ấy qua các phương tiện thông tin đại chúng, ai cũng biết cả rồi. Vấn đề là bản chất của cái gọi là “bất thường ở HG” là gì; hệ lụy của nó ra sao thôi.
- Chắc chắn là nghiêm trọng rồi. Thế em mới nói câu chuyện này còn hơn gian lận nhiều mà. Đã đủ cơ sở để chứng minh ông Lương, phó phòng Khảo thí Sở GD -ĐT HG là thủ phạm của “chuyện bất thường” này.
-Nghe nói trong máy điện thoại của ông này vẫn còn các tin nhắn “xin nâng điểm”, phải không chú.
-Đúng vậy mà bác. Anh Công an và Giáo dục còn đang tiếp tục điều tra xem có ai ngoài ông phó phòng này làm cái việc tày trời như thế.
-Theo tớ, cứ công bố tin nhắn nhờ sửa điểm của những người nhắn cho nghi can là rõ ngay. Rất có thể toàn là ông cha các thí sinh có mối quan hệ quen biết nhờ vả có thể cả bằng “ Tiền” chứ chẳng ông nào tự nhiên đi sửa điểm mà không liên quan gì.
-Tất nhiên là như thế, chả ai dại gì mà vi phạm pháp luật nghiêm trọng như thế lại chỉ vì “bệnh thành tích”. Cần khởi tố hình sự vụ việc càng sớm càng tốt để cho dư luận yên tâm.
-Tớ vẫn băn khoăn và cho rằng không thể chỉ một mình ông phó phòng này mà “phù phép” như thế được. Nếu không thì lỗ hổng bảo mật ở đây không thể chấp nhận được. Ngoại đạo như tớ, tớ cũng nghĩ rằng nếu thực hiện đúng quy định thì ngay cửa phòng để bài thi cũng phải có ít nhất 4 ổ khoá (Đại diện GV chấm bài một ổ, công an một ổ, đại diện phòng giáo dục một ổ, đại diện sở giáo dục một ổ) như vậy bắt buộc khi vào phòng chấm thi là phải có mặt đủ những thành phần này mới mở được cửa.
-Bác nói phải, đấy mới là phòng, trong phòng còn có hộp (thùng) đựng bài thi, muốn lấy được bài thi để quét kết quả cũng phải qua nhiều “cửa ải” nữa.
- Song trên hết tớ thấy việc quản lý chấm thi qua phần mềm như thế này còn quá nhiều sơ hở, bản thân Bộ GDĐT cũng không thể nắm được và đối phó với “trình công nghệ cao”, như vậy khó mà đảm bảo công bằng được.
-Điều này thì rõ rồi. Em thấy bảo để quét sửa điểm, ông phó phòng mất có 6 giây, trong khi cán bộ giáo dục mất những 8 giờ để thanh kiểm tra lại kết quả bài thi. Vấn đề quan trọng nhất, như đã nói ban đầu là từ sự “bất thường” này sẽ kéo theo những hậu quả gì?
-Trước hết phải khẳng định: Không ai làm không cho ai cả. Rất có thể tất cả đều quy ra tiền. Vậy số tiền sửa điểm của hàng trăm bài thi là bao nhiêu? phải được điều tra làm rõ, thông qua các bậc phụ huynh học sinh hoặc người trực tiếp sửa. Chắc chắn là rất nhiều, như vậy quy vào tội đưa và nhận hối lộ để có chế tài xử phạt nghiêm minh.
-Ngoài thiệt hại về tiền nếu các thí sinh này ngang nhiên vào được các trường ĐH danh giá như trường Y, những bác sĩ tương lai này sẽ làm hại cho biết bao nhiêu người. Và những thí sinh xứng đáng lại đành ngậm ngùi cất đi ước mơ làm “bác sĩ cứu người” của mình.
-Té ra, năm ngoái có chuyện 30 điểm vẫn trượt đại học có lẽ cũng bởi cái tương tự như “bất thường HG” chẳng?
-Ý bác muốn nói là năm ngoái có thể đã có chuyện “bất thường” rồi à?
-Có thể lắm chứ. Chú cứ nhớ lại đi, từ năm mà anh Giáo dục cải tiến tuyển sinh ĐH, CĐ bằng kỳ thi THPT quốc gia (hai trong một), số điểm vào đại học cao vọt, khiến nhiều thí sinh có điểm thuộc tốp trên mà vẫn trượt. Tớ không nghĩ phương pháp giáo dục lại nhanh đến vậy.
-Bác nói cũng có lý. Mà chỉ tính năm nay thôi, chưa chắc là chỉ có “bất thường HG” đâu nhé. Rất có thể, với hệ thống chấm thi còn nhiều lỗ hổng như thế sẽ có nhiều “ông phó phòng”. “Bất thường HG” bị lộ chẳng qua là “mờ mắt làm liều”, không tính đến cái “bất thường”, chứ nếu tỉnh táo chỉ “nâng” vài thí sinh, chắc đã chả có “bất thường”.
-Sau “bất thường HG”, tớ nghe nói tại nhiều nơi khác đã có chuyện học sinh và phụ huynh tố “điểm bất thường”. Chuyện này cũng dễ hiểu, học cùng lớp, trình độ ai thế nào chả nắm được. Cả quá trình học yếu mà bỗng dưng diểm thi cao chót vót cũng đáng nghi lắm chứ.
-Từ xưa chỉ có câu “Học tài thi phận”, chỉ những người học giỏi mà khi thi sơ xảy để trượt thôi, chứ chưa có câu nào đúc kết việc một thí sinh dốt mà thi đạt kết quả cao cả.
-Tóm lại, cái “bất thường HG”, không thể một người làm được mà chắc chắn phải có sự liên kết trên dưới và sự thỏa hiệp, tiếp tay của nhiều người. Để tạo sự công bằng trong thi tuyển, trong vụ này cần làm sáng tỏ và có biện pháp xử lí mạnh tay những ai yêu cầu ông phó phòng nâng điểm, những ai cùng có hành vi gian lận với ông này, kể cả những phụ huynh “nhờ” nâng điểm.
-Và từ “bất thường HG” cũng nên kiểm tra xác xuất toàn bộ các hội đồng thi, nhất là những nơi đang bị “tố” là có bất thường.
-Như vậy thì phức tạp quá. Tớ nghĩ khó thực hiện, bởi thời điểm tuyển sinh chỉ còn tính bằng ngày, mà giờ kiểm tra lại hết, liệu có lỡ nhịp không?
- Em cho là nếu có làm được như thế là còn nhẹ đấy, nhiều ý kiến còn cho rằng đối với các trường hợp học lực 12 chỉ Khá trở xuống nhưng có điểm thi cao ngất đỗ các trường Top đều cần thanh tra lại bằng cách so sánh dữ liệu lưu, điểm công bố sẽ rất nhanh, sẽ bốc một số bài để kiểm tra có bị tẩy xóa, điền thêm bởi bài thi trắc nghiệm không bị cắt phách.
-Rất có thể có khả năng chuyện chữa nâng điểm đã có nhiều năm nay?
-Cái “bất thường HG” rõ ràng đã đặt ra nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ và công tâm. Có như vậy mới tạo được sự công bằng trong đào tạo giáo dục. Câu chuyện tiên quyết của việc đề cao nhân tài.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00