Bảo vệ quyền lợi lao động thế nào?
LĐLĐ huyện Ứng Hòa: Chú trọng bảo vệ quyền lợi người lao động | |
Chú trọng các biện pháp bảo vệ quyền lợi người lao động | |
Gia nhập công đoàn: Sẽ được lợi những gì? |
Chủ bỏ trốn, lao động gánh mọi thiệt hại
Từ 4 - 5/6 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cách thức phòng ngừa và giải quyết quyền lợi của người lao động tại các doanh nghiệp phá sản, có chủ bỏ trốn.
Với sự vào cuộc của chính quyền địa phương và tổ chức Công đoàn, công nhân Công ty TNHH KL Texwell Vina (Đồng Nai) được nhận tạm ứng lương. Ảnh: Hà Anh Chiến |
Thông tin về thực trạng hiện nay, bà Trần Thị Thanh Hà - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, tính đến ngày 31/10/2018, số nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải tính lãi là 6.760 tỷ đồng. Riêng đối với doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, rút giấy phép kinh doanh, chủ bỏ trốn, tính đến tháng 9/2018 là 2.270 doanh nghiệp với số nợ BHXH phải tính lãi khoảng 147 tỷ đồng; ảnh hưởng đến quyền lợi của khoảng 17.728 người lao động.
Tiêu biểu như tại tỉnh Đồng Nai: Từ 1/1/2012 đến 31/12/2018, có 66 doanh nghiệp đang sử dụng 7.272 lao động có chủ bỏ trốn. Trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 65/66 doanh nghiệp, chiếm 98,48%, còn lại là doanh nghiệp liên doanh.
Qua tổng kết, số nợ BHXH của các doanh nghiệp ở Ðồng Nai bỏ trốn lên tới hơn 100 tỷ đồng, ảnh hưởng tới khoảng 5.000 NLĐ. Điển hình là vụ bỏ trốn của chủ Công ty TNHH KL Texwell Vina (100% vốn Hàn Quốc, ở KCN Bàu Xéo, huyện Trảng Bom) vào dịp cận tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, với tổng số tiền lương còn nợ là 13,7 tỷ đồng, 16,3 tỷ đồng tiền BHXH, ảnh hưởng đến 1.900 người lao động.
Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, theo báo cáo của LĐLĐ Thành phố, Công ty TNHH Nam Phương (100% vốn Hàn Quốc, KCN Tây Bắc Củ Chi) có chủ bỏ trốn, khiến 450 công nhân điêu đứng, đình công nhiều ngày liền. Tính đến cuối tháng 12/2017, doanh nghiệp này còn nợ khoảng 28 tỉ đồng BHXH của người lao động. Tại Công ty TNHH BumJin Vina (KCN Vĩnh Lộc, quận Bình Tân), ông chủ người Hàn Quốc cũng bỏ trốn với số tiền lương nợ 3,4 tỷ đồng, 1,5 tỷ tiền thưởng, 731 triệu đồng tiền tiền trợ cấp và 2,8 tỷ đồng BHXH còn nợ của người lao động.
Theo đại diện LĐLĐ TP Hồ Chí Minh, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp có chủ bỏ trốn đều nợ lương, nợ BHXH rất nhiều, cũng như các chế độ khác của người lao động tại doanh nghiệp, sau đó chủ doanh nghiệp âm thầm tẩu tán tài sản hoặc chủ doanh nghiệp trước khi mất tích giao lại cho người quản lý (có khi là người Việt, có khi là người nước ngoài) tiếp tục điều hành hoạt động doanh nghiệp thêm một khoảng thời gian.
Những biểu hiện lạ này được người lao động và Công đoàn cơ sở tại doanh nghiêp phản ánh. Thế nhưng, sự phản ứng chậm chạp của các cơ quan chức năng đã khiến người lao động gánh chịu nhiều hậu quả...
Phó Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thị Thanh Hà cho biết, nhằm giải quyết một phần khó khăn trước mắt cho người lao động, các cấp Công đoàn đã kịp thời đi thăm và hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 14,107 tỷ đồng; tạm ứng tiền ngân sách Công đoàn đóng tiền BHXH cho người lao động với tổng số tiền số tiền 1.368 tỷ đồng.
Người lao động đã được thanh toán 98,879 tỷ đồng tiền nợ lương, BHXH, trợ cấp. Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn cũng đã làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản đối với 8 doanh nghiệp; khởi kiện tranh chấp lao động theo ủy quyền của người lao động và hỗ trợ người lao động làm đơn khởi kiện 1.407 vụ tranh chấp lao động cá nhân. Công đoàn các cấp cũng đã kiến nghị UBND cấp tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan BHXH thực hiện chốt sổ BHXH cho người lao động; tổ chức giới thiệu việc làm mới cho người lao động…
Thiếu cơ chế quản lý, giám sát
Từ thực tế tại địa phương, đại diện UBND tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh: Xuất phát từ nguyên nhân cơ chế hậu kiểm còn hạn chế dẫn đến tình trạng doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và chủ bỏ trốn khá nhiều nhưng các cơ quan chức năng “không hay, không biết” nên một yêu cầu được đặt ra là phải nâng cao công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp sau khi được cấp phép đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư.
Cơ chế kiểm tra, giám sát này phải được thực hiện một cách hợp lý và hiệu quả, yêu cầu có sự phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực như: Cơ quan quản lý đầu tư, cơ quan thuế, hải quan và BHXH như: Định kỳ 3 tháng, các bên trao đổi thông tin với nhau về việc doanh nghiệp đã nợ thuế, nợ BHXH hoặc thay đổi địa chỉ kinh doanh; kết hợp với công tác quản lý tại địa phương để kịp thời phát hiện những trường hợp doanh nghiệp không tiến hành các thủ tục pháp lý để hoạt động cũng như chấm dứt hoạt động.
Trong nhiệm vụ chức năng của mình, tiến hành xử lý các doanh nghiệp theo đúng các quy định pháp luật. Cơ chế hậu kiểm này không chỉ để xử lý doanh nghiệp vi phạm mà còn có thể kịp thời phát hiện các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp đề ra các biện pháp khắc phục khó khăn đó.
Đồng tình với quan điểm này, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, thời gian qua, liên tiếp xảy ra các trường hợp doanh nghiệp phá sản, có chủ bỏ trốn, trong mọi trường hợp, người lao động là những người đầu tiên chịu ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề, mất việc làm, không có thu nhập, không được đảm bảo chế độ BHXH... Đáng buồn hơn và mất lớn hơn là mất niềm tin đối với chủ doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư kinh doanh nói chung.
Khẳng định dù các cấp Công đoàn đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ cho người lao động, song ông Ngọ Hiểu chỉ rõ thực trạng vẫn còn khoảng trống về mặt pháp lý, trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật của các chủ đầu tư.
Theo đó, ông Ngọ Duy Hiểu đề xuất cần có giải pháp lựa chọn thu hút các nhà đầu tư; nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên địa bàn để sớm phát hiện các trường hợp chủ doanh nghiệp bỏ trốn. “Không thể thu hút đầu tư bằng mọi giá bởi doanh nghiệp có ý đồ không tốt trong đầu tư có thể coi Việt Nam là môi trường kinh doanh dễ dãi để thực hiện hành vi trốn thuế, lừa đảo người lao động”, ông Hiểu nhấn mạnh.
Từ thực tế hiện nay, tại kỳ họp lần thứ 7 Quốc hội khóa XIV đang diễn ra, tại diễn đàn Quốc hội, ông Ngọ Duy Hiểu đã đề xuất cần sửa đổi Luật Xuất cảnh, nhập cảnh trong thời gian tới, trong đó cần tạm hoãn xuất cảnh đối với chủ doanh nghiệp bỏ trốn.
Kiến nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam - Với Quốc hội: Đề nghị Quốc hội giao cho Bộ Tư pháp rà soát các văn bản pháp luật về phá sản doanh nghiệp, xem xét sửa đổi, bổ sung để áp dụng thống nhất. Kiến nghị với Quốc hội sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/ 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và sửa đổi, bổ sung Nghị quyết theo hướng ưu tiên giải quyết nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT, BH thất nghiệp đối với người lao động. - Với Chính phủ: Đề nghị rà soát và đề xuất các chế tài mạnh, có tính răn đe đối với những doanh nghiệp, cá nhân liên quan không tuân thủ nghĩa vụ giải thể, phá sản. Xây dựng chính sách để bảo đảm quyền lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp phá sản, giải thể và có chủ bỏ trốn. Xây dựng quy định việc doanh nghiệp phải ký quỹ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với người lao động khi mất khả năng thanh toán hoặc bỏ trốn. Đặc biệt cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật lao động, BHXH; tăng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động. |
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40