Bạo lực gia đình: Tồn tại nhưng khó xử lý
58% phụ nữ từng bị bạo hành
Ths Hoa Hữu Vân- Phó vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VHTTDL cho biết: Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2010 do Tổng cục Thống kê thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy: 32% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ đã phải hứng chịu bạo lực thể xác và 6% đã từng trải qua bạo lực thể xác trong vòng 12 tháng trở lại đây; 10% phụ nữ đã từng kết hôn đã hứng chịu bạo lực tình dục trong đời và 4% bị bạo lực tình dục trong vòng 12 tháng trở lại đây; 54% phụ nữ bị bạo lực tinh thần trong đời và 25% bị bạo lực tinh thần trong thời gian gần đây; tỷ lệ bị bạo lực về kinh tế trong đời đối với phụ nữ đã kết hôn là 9%.
TS Lê Thị Bích Hồng – Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa – Văn nghệ, Ban Tuyên giáo TW cho biết: Phụ nữ và trẻ em gái là những đối tượng chính phải chịu đựng bạo lực gia đình. Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ là một vấn đề mang tính toàn cầu, dẫn đến sự suy giảm về sức khỏe, thiệt hại về tài sản, và đổ vỡ gia đình… Bà Hồng cho biết thêm, bất chấp những nỗ lực của các tổ chức trên thế giới, thực trạng bạo hành phụ nữ vẫn diễn ra ở nhiều nơi, và để lại những tổn thương vô cùng nặng nề.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới công bố năm 2013, trong số ba phụ nữ trên thế giới thì có một người là nạn nhân của bạo hành gia đình, đa số là phụ nữ ở châu Á và Trung Đông. Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Thống kê: 58% phụ nữ Việt Nam cho biết mình đã từng là nạn nhân của ít nhất một trong ba hình thức bạo hành thể xác, tình dục và tinh thần. Đáng ngại là trong số này, khoảng một nửa nạn nhân chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu đựng… Bà Hồng nhấn mạnh: “ Nhiều phụ nữ đã không còn an toàn trong chính ngôi nhà của mình”.
Từ thực trạng trên cho thấy, bạo lực gia đình đang xảy ra ở tất cả các địa phương trong cả nước. Nhưng thông tin, số liệu mà các cơ quan quản lý tập hợp được chủ yếu là hành vi bạo lực bị phát hiện, để lại hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có nhiều vụ việc đã diễn ra liên tục trong một thời gian dài.
Đối tượng gây bạo lực và nạn nhân của bạo lực gia đình có thể ở trong gia đình có học vấn cao hoặc thấp, trong gia đình khó khăn thậm chí xuất hiện ở cả gia đình giàu có, gia đình hạt nhân hoặc gia đình truyền thống.
Xử lý cách nào?
Mặc dù bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên, theo Ths Hoa Hữu Vân, việc xử lý các hành vi bạo lực gia đình gặp không ít khó khăn.
Theo đó, khó khăn đầu tiên là tại khoản 2 điều 1 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần và kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”. Quy định này gây khó khăn cho việc phát hiện hành vi “có khả năng gây tổn hại” đặc biệt là loại bạo lực về tinh thần, tâm lý tình cảm. Ths Vân viện dẫn, tại Nghị định 110 quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với 76 hành vi. Tuy nhiên, một số hành vi có thể xảy ra trong thực tế nhưng lại rất khó xác định để có thể xử phạt.
Những tồn tại trên được Ths Vân lý giải là do nhận thức và sự hiểu biết của người dân và người có trách nhiệm thi hành công vụ về quy định của Luật PCBLGĐ ở nhiều địa phương còn thấp. Ngoài ra, tập quán và lối sống của nhiều vùng vẫn chưa coi đó là điều nghiêm trọng. Đặc biệt, không phải bất cứ hành vi nào xảy ra hoặc có thể xảy ra thì cơ quan chức năng đều có thể xử lý được ngay…
Để phòng ngừa bạo lực gia đình, truyền thông nên nhấn mạnh đến yếu tố giáo dục giúp cá nhân và cộng đồng nhận thức đúng về nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình. Khi các giá trị nhân văn của văn hóa gia đình được thấm sâu trong cách nghĩ, lối sống của mỗi cá nhân sẽ là phương thức ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả nhất.
“Phương pháp truyền thông cũng cần phải linh hoạt. Thay vì giới thiệu nội dung hay quy định của luật hãy cho các đối tượng của truyền thông được xem, được nghe, được kể về những tình huống vi phạm cụ thể, về những câu chuyện đau lòng có thật xảy ra do hành vi bạo lực gây nên. Từ đó hãy dẫn chiếu những quy định của Luật PCBLGĐ và các các quy định pháp luật liên quan. Có như vậy mới hiểu rõ, hiểu đúng quy định của luật”- Ths Vân nhấn mạnh.
N. Huyền
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26