Bao giờ mới là “thước đo” ?
Hội nghị quốc tế về khảo thí môn Tiếng Anh | |
Bộ GD&ĐT chính thức công bố dự thảo phương án thi năm 2017 | |
Nhân sự Việt Nam: Mất cơ hội vì ngoại ngữ kém |
Phát biểu tại Hội nghị quốc tế về khảo thí ngoại ngữ New Directions 2016 mới đây, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Bùi Văn Ga đã khẳng định: "Khảo thí ngoại ngữ là công cụ không thể thiếu trong quá trình dạy và học ngôn ngữ. Nó có thể được xem như thước đo khả năng sử dụng ngoại ngữ thực tế của học viên. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, công tác khảo thí ngoại ngữ lại càng có ý nghĩa quan trọng”.
Đồng quan điểm, bà Cherry Gough - Giám đốc Hội đồng Anh Việt Nam cũng cho rằng, khảo thí ngôn ngữ chính xác và hiệu quả là một phần quan trọng của quá trình dạy và học ngôn ngữ. Vì thế, việc nghiên cứu và tìm ra những phương thức tiên tiến nhất để giúp giáo viên Việt Nam, các trường và các nhà tuyển dụng kiểm tra được trình độ tiếng Anh của người học là vô cùng quan trọng. Nó giúp cho mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như mở ra các cơ hội giáo dục quốc tế, cơ hội việc làm tốt hơn và mở rộng mối quan hệ giao lưu với người dân và các tổ chức trên thế giới…
Tìm kiếm phương thức khảo thí mới đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý giáo dục. |
Thế nhưng, theo TS Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh - Giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), dù khảo thí là hoạt động quan trọng, một khâu thiết yếu trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Nhưng ở Việt Nam, hoạt động này không được quan tâm ngay từ đầu. Vai trò của khảo thí ngoại ngữ chỉ được đặt đúng vị trí từ năm 2007, khi chuẩn bị cho Đề án ngoại ngữ 2020. Hiện, Bộ GDĐT đã và đang xây dựng nội lực khảo thí, giảm dần sự lệ thuộc vào khảo thí nước ngoài tiến đến xây dựng những công cụ đánh giá năng lực của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể khảo thí tiếng Anh của Việt Nam vẫn còn thiếu và yếu ở nhiều chỗ. “Thực tế cho thấy, nhiều trường đại học, cao đẳng áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên. Tuy nhiên, hiện tượng dù đạt chuẩn mà “nói không thông viết không thạo” vẫn còn diễn ra khá phổ biến đối với sinh viên các trường ĐH- CĐ”- bà Quỳnh nhìn nhận.
Vì thế, theo TS Vũ Thị Phương Anh - Phó giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường ĐH - CĐ Việt Nam, chừng nào Việt Nam chưa việc thay đổi hoạt động khảo thí cũng như chuyển việc dạy và học tiếng Anh từ áp lực sang động lực thì chất lượng tiếng Anh vẫn khó có thể cải thiện. Bên cạnh đó, việc xem xét đến tính vùng miền, địa phương khi đưa ra các mức chuẩn trong kiểm tra đánh giá cũng vô cùng quan trọng. “Bởi điều kiện kinh tế xã hội và mục tiêu phát triển của các vùng miền là khác nhau. Do vậy muốn thay đổi khảo thí để nâng cao chất lượng tiếng Anh cũng không nên cào bằng, thực hiện ồ ạt cho đồng loạt cả 63 tỉnh thành mà nên bắt đầu ở những thành phố lớn khi trình độ của người học đã đạt đến một mức nhất định”- TS Phương Anh khuyến nghị.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia giáo dục, hiện cả nước mới chỉ có 10 cơ sở trực thuộc Bộ GDĐT được công nhận khả năng khảo thí ngoại ngữ, đủ khả năng đánh giá, kiểm tra, rà soát và cấp giấy chứng nhận cho người học. Song lại chưa có đơn vị nào giám sát bảo đảm chất lượng của 10 cơ sở trên cũng như chưa có những chính sách phù hợp để bảo đảm chất lượng việc đánh giá năng lực ngoại ngữ. Trao đổi cụ thể hơn về vấn đề này, bà Quỳnh cho rằng, việc khảo thí vẫn chưa bám sát với nhu cầu thực tế và có độ vênh nhất định khi những gì nhà trường đánh giá chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Tức là khả năng sử dụng ngoại ngữ trong thương lượng, đàm phán, nghiên cứu…của người học trong công việc. Trong khi đó, các đề thi đánh giá của các đơn vị, cơ sở tiến hành kiểm tra cũng chưa thực sự đủ chất lượng để có thể đánh giá chính xác trình độ của người học dẫn đến đầu ra chưa thực chất… Dẫn đến chứng chỉ tiếng Anh của Việt Nam cấp vẫn chỉ được lưu hành nội địa, chưa được quốc tế công nhận. Đây chính là rào cản lớn đối với nhân lực Việt Nam trong quá trình hội nhập mở cửa.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Hành trình vượt khó của Lê Vĩnh Toàn qua phim "Miền nhớ"
Giá vàng bất ngờ giảm trong ngày lễ Giáng sinh
Năm 2025: Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm
Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày
6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Tin khác
Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày
Giáo dục 24/12/2024 11:29
6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 24/12/2024 11:27
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31