Bài 1: Cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền biên giới Tây Nam
Quân tình nguyện Việt Nam - Khi máu xương hoà quyện trên mảnh đất Lào | |
Hồi ức về chiến trường K của những người đi qua cuộc chiến |
Tại Hội thảo tổ chức tại An Giang mới đây về sự kiện này, các đại biểu đã phân tích sâu tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh Bảo vệ Biên giới Tây Nam và giúp nước bạn thoát khỏi thảm họa diệt chủng cũng như rút ra những bài học bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (ảnh Báo An Giang) |
Thực hiện âm mưu chiến lược phá hoại mối quan hệ đoàn kết chiến đấu 3 nước Việt Nam- Lào- Campuchia nói chung và giữa Việt Nam- Campuchia nói riêng, tháng 4/1975 sau khi lên nắm quyền, tập đoàn Pol pot đã phản bội lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân Campuchia, tiến hành chính sách diệt chủng ở đất nước mình, đồng thời tiến hành xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam.
Trong ý đồ xâm lược biên giới Tây Nam của Tổ quốc ta, quân Pol pot đã chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, diễn ra từ ngày 30/4/1977 đến ngày 5/1/1978. Giai đoạn này, chúng liên tiếp mở 03 đợt tấn công quy mô sang lãnh thổ nước ta. Ngày 30/4/1977 chúng đánh vào 14/16 xã biên giới của tỉnh An Giang, tiến hành tàn phá các bản làng, trường học, trạm xá, cơ sở sản xuất, bắn phá vào những nơi đông dân cư. Tính đến ngày 19/5/1977 chúng đã giết hại 222 người và làm bị thương 614 người. nhiều nhà cửa tài sản bị phá hoại..
Trước hành động trắng trợn của Pol pot quân và dân các địa phương vùng biên giới tỉnh An Giang đã chống trả quyết liệt. Cùng đó, ngày 23/5/1977 Quân ủy Trung ương ra Chỉ thị: “Kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ta, không dung tha bất cứ xâm lấn nào của lực lượng khiêu khích phản động Campuchia vào lãnh thổ của ta; đồng thời tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Campuchia. Tìm mọi cách làm nhụt tinh thần của bọn khiêu khích… Kiên quyết đập tan âm mưu chia rẽ các nước anh em trên bán đảo Đông Dương”. Thực hiện Chỉ thị của Quân ủy Trung ương, đơn vị các Quân khu: 5, 7, 9 và Quân đoàn 3, quân đoàn 4 tiến hành tổ chức điều chỉnh lực lượng… sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Mặc dù vậy, quân Pol pot từ ngày 25/9/1977 lại liên tiếp mở các cuộc tấn công vào các đọa bàn ở tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp và hướng Tây Ninh… Trước tình hình đó, quân chủ lực của ta như đã đề cập ở trên từ ngày 5/12/1977- 5/1/1978 đã mở các đợt phản công trên các hướng đường 7, 1, 2 truy kích pol pot sâu vào đất Campuchia 20-30 km; đồng thời đánh thiệt hại 5 sư đoàn làm thất bại hướng tân công Tây Ninh của chúng.
Quân đội ta anh dũng bảo vệ biên giới Tây Nam giai đoạn 1977- 1979 (ảnh tư liệu) |
Đặc biệt, không muốn gây hận thù, gây chết chóc cho nhân dân hai nước, Đảng, Chính phủ ta đã nhiều lần đề nghị đàm phán thông qua con đường ngoại giao; thiết lập vùng phi quân dự song đều bị phía Pol pot từ chối. Kết quả, từ ngày 6/1/1978/7/1/1979 chúng lại tiến hành khiêu khích và đánh chiếm biên giới Tây Nam Tổ quốc một lần nữa.
Lần này, bên cạnh việc tăng cường lực lượng quân chủ lực, Chính phủ ta đã ra Tuyên bố 03 điểm: Chấm dứt mọi hoạt động quân sự, rút lực lượng vũ trang ra khỏi biên giới 5 km; Hội đàm tiến tới ký Hiệp ước hữu nghị và không xâm lược; Ký hiệp ước biên giới; Thỏa thuận một hình thức thích hợp đảm bảo thông lệ quốc tế và giám sát quốc tế. Song về phía chúng, Pol pot vẫn phớt lờ đề nghị của ta. Chúng tiếp tục cho quân đánh chiếm biên giới nước ta. Và không còn cách nào khác chúng ta buộc phải một lần nữa đứng lên chiến đấu để bảo vệ biên giới, bảo vệ Tổ quốc. Trong đợt tiến công những tháng cuối năm 1978 đầu năm 1979 quân và dân ta đã cơ bản đẩy lùi quân Pol pot ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Bài 2: Giúp nước bạn thoát khỏi chế độ diệt chủng
Nêu bài học về huy động sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc tại Hội thảo 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh, bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân, dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng tổ chức tại An Giang mới đây, Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên T.Ư Đảng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nêu rõ: “Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam là cuộc chiến tranh đặc biệt, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử dân tộc. Trong cuộc chiến tranh này, ta vừa phải bảo vệ biên cương của Tổ quốc, vừa phải giúp hàng triệu người dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, bước vào kỷ nguyên hòa bình, hòa hợp dân tộc và phát triển đất nước”. |
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tin khác
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49