8 sai lầm thường gặp ở người mất ngủ
Mách bạn 5 cách tránh xa tiếng ngáy để tìm lại giấc ngủ yên tĩnh | |
Bạn sẽ đối mặt nguy cơ mắc bệnh gì nếu như bỏ bữa ăn sáng? |
Đi ngủ quá sớm
Nếu đã từng có một đêm không ngon giấc trước đó, bạn sẽ muốn đi ngủ sớm hơn. Tuy nhiên, điều này có thể thực sự làm cho giấc ngủ tệ hơn. Những người mất ngủ thường xuyên sẽ có chu kỳ thức ngủ không đều đặn.
Việc duy trì đúng lịch ngủ - thức sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon nhờ nhịp sinh học được củng cố.
Đi ngủ sớm bất thường có thể giúp bạn ngủ ngon vào đầu giấc nhưng lại sẽ thức dậy sớm hơn bình thường và khiến bạn phải nghỉ ngơi nhiều hơn. Do đó, đừng đi ngủ sớm hơn lịch ngủ thông thường quá 30 phút.
Vào giường khi không buồn ngủ
TS Michael cho biết một bệnh nhân của ông thường lo lắng và tỉnh táo khi vào giường bởi cảm giác mệt mỏi nhưng không thể ngủ được. Sau khi được bác sĩ tư vấn chỉ vào giường khi đã buồn ngủ thì tình hình đã được cải thiện.
Tâm trí không nghỉ ngơi là một trong những triệu chứng của thiếu ngủ. Học cách nhận ra sự khác biệt giữa mệt mỏi và buồn ngủ sẽ giúp bạn bớt lo lắng.
Nên dành thêm thời gian để tạo các thói quen trước giờ ngủ hoặc tìm những cách khác để thư giãn, tránh xa ánh đèn và màn hình.
Uống rượu để ngủ
Theo Quỹ Giấc ngủ Hoa Kỳ, có khoảng 20% người Mỹ dùng rượu để “ru” ngủ ban đêm.
Trong khi đó, mối quan hệ giữa rượu và giấc ngủ rất phức tạp. Một ly rượu mỗi tối có thể giúp bạn ngủ ngon nhưng uống nhiều hơn sẽ có thể khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm.
Nếu đã khó ngủ, tốt nhất không nên uống rượu trước khi vào giường.
Ăn trước khi vào giường
Những người bị mất ngủ thường ăn tối muộn và họ thường dễ bị đói sau bữa tối.
Nếu có stress thì sẽ dễ có xu hướng ăn đêm và sẽ gây gián đoạn giấc ngủ và có nguy cơ tăng insulin và cholesterol.
Nên ăn trước giờ ngủ 2-3 tiếng và không ăn vặt ngay trước khi đi ngủ hay trên giường vì sẽ khiến bạn tỉnh táo, đặc biệt là khi bạn mất ngủ.
Vào mạng xã hội khi đang trên giường
Bạn có vào mạng xã hội trước khi tắt đèn đi ngủ? Đây là thói quen tưởng chừng vô hại vì thời gian tiếp xúc với màn hình chỉ là 20-30 giây. Tuy nhiên, BS Michael từng có những bệnh nhân ở tuổi 40, 50 và 60 bị rối loạn giấc ngủ vì thói quen này.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học ĐH Pittsburgh cho thấy việc vào mạng xã hội 30 phút trước khi ngủ sẽ làm tăng thêm rối loạn giấc ngủ.
Những câu chuyện trên facebook, instagram thường sẽ kích thích tâm trí, khiến bạn tỉnh táo. Do đó, nên tránh xa mạng xã hội 1 tiếng trước khi ngủ.
Nghĩ tiêu cực về giấc ngủ
Cái gì đã gây ra mất ngủ? Mất ngủ triền miên có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe, thuốc, thói quen ngủ lung tung và căng thẳng.
Lo lắng về giấc ngủ cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây mất ngủ.
Những suy nghĩ tiêu cực, méo mó về giấc ngủ có thể kích thích các phản ứng như tăng huyết áp, nhịp tim, hoạt động của não, hậu quả là bạn không thấy buồn ngủ.
Để phá vỡ chu kỳ luẩn quẩn này, cần thay đổi suy nghĩ . Từ “tôi sẽ không bao giờ ngủ được” sang “Khi tôi thư giãn, giấc ngủ sẽ đến”. Thiền và hít thở sẽ giúp bạn tập trung suy nghĩ tích cực hơn.
Để đồng hồ trong tầm mắt
Theo dõi đồng hồ sẽ chỉ làm tình trạng mất ngủ thêm trầm trọng vì nhìn vào đồng hồ sẽ khiến bạn thêm căng thẳng.
Cố gắng ngủ nhiều hơn nhu cầu
Theo khuyến nghị, ngủ 8 tiếng mỗi đêm mới tốt nhưng không phải ai cũng cần ngủ đủ ngần ấy thời gian. Việc vật lộn làm sao ngủ đủ số giờ này sẽ chỉ vô tình làm cơ thể thêm căng thẳng.
Tạo môi trường ngủ yên tĩnh, một số thói quen thư giãn sẽ giúp bạn nâng được chất lượng giấc ngủ thay vì tập trung vào số giờ ngủ.
Theo Nhân Hà/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36