Mách bạn 5 cách tránh xa tiếng ngáy để tìm lại giấc ngủ yên tĩnh
Ngáy ngủ có thể dẫn tới bệnh ung thư | |
Thời điểm nào tốt nhất cho giấc ngủ? |
Ảnh minh họa. (Nguồn: dep.com.vn) |
Thật ra, ai cũng đôi lúc ngáy ngủ, nhưng nếu tình trạng này nghiêm trọng hơn, thì bạn nên cẩn thận vì nó có thể nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng. Ngáy có thể là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ do hô hấp tắc nghẽn dẫn đến nghẹt, mỗi lần kéo dài từ vài giây đến vài chục giây, thậm chí có thể đến vài phút.
Người bệnh nặng thường thức giấc nhiều lần trong đêm do oxy không lên não. Vòng tuần hoàn ác tính này sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như trầm cảm, tổn thương não, huyết áp cao, nguy cơ đột quỵ… Dưới đây là một số liệu pháp dễ thực hiện để ngăn chặn tình trạng ngáy ngủ:
1. Nằm nghiêng
Tư thế này giúp cổ họng thông thoáng, phần lưỡi gà và quai hàm dưới không đè xuống đường họng. Để giữ được tư thế này, bạn có thể sử dụng gối chặn sau lưng trong khi ngủ.
2. Tinh dầu
Tinh dầu bạc hà làm giảm sưng cổ họng và thông khoang mũi. Trước khi đi ngủ, bạn có thể uống một ly trà bạc hà ấm hoặc súc miệng với nước pha vài giọt tinh dầu bạc hà. Lặp lại phương pháp này mỗi ngày để giảm triệu chứng ngáy. Một tinh dầu khác cũng hỗ trợ tình trạng khó thở do nghẹt mũi, đó là tinh dầu bạch đàn. Nhỏ vài giọt tinh dầu vào ly nước nóng rồi xông mũi. Hơi nước sẽ làm sạch đường thở và giảm các triệu chứng viêm mũi.
3. Vitamin C
Ngủ ngáy có khả năng xảy ra với những người bị xoang hay mắc các bệnh về hô hấp. Khi các hốc xoang bị tắc nghẽn, bệnh nhân phải há miệng thở khi ngủ. Vitamin C có thể giúp ngăn ngừa điều này bằng việc hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
4. Ăn ít vào bữa tối
Trước khi đi ngủ không nên ăn quá no. Dạ dày chứa nhiều thức ăn có thể tạo lực ép lên cơ hoành, từ đó ảnh hưởng đến nhịp thở. Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm từ sữa, vì sữa có thể lưu lại một lớp chất nhày trong miệng và cổ họng, gây ra sự tắc nghẽn. Đặc biệt, tránh các đồ uống có cồn, vì chúng có thể khiến cơ thể, đặc biệt là các cơ quan trong họng, rơi vào tình trạng lỏng lẻo, dẫn đến ngủ ngáy.
5. Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Ngủ ngáy thường xảy ra với những người béo phì hoặc bị thừa cân. Một nghiên cứu mới đây ở Ấn Độ cho biết, những người mắc bệnh ngủ ngáy thường có chu vi vòng cổ lớn hơn và bị béo phì. Vì vậy, hãy kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng các hoạt động thể chất và một chế độ dinh dưỡng hợp lý./.
Theo Khánh Hà/vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00