8 dấu hiệu của hội chứng "sợ không có điện thoại"
Hồi chuông cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh | |
Lo lắng vì trẻ mắc hội chứng Tic tăng 50% vào dịp hè | |
Stress lâu ngày sẽ có hành vi tự hủy hoại bản thân | |
Khi “bắt cóc” trở thành hội chứng |
Các nhà khoa học nghĩ rằng một số người nên kiểm tra các dấu hiệu sau nếu thấy mình phải đấu tranh với hội chứng nomophobia (nỗi sợ không có điện thoại) hằng ngày.
Tên của Hội chứng này khởi nguồn từ Anh vào năm 2010 và là từ viết tắt của “không điện thoại di động”. Thuật ngữ này cũng có thể chưa thực chính xác vì nó chỉ là sự ám ảnh không có điện thoại. Một số bác sĩ tin rằng nó là một rối loạn lo âu nhưng thực sự thì rất khó để phân biệt giữa nỗi sợ hay là sự rối loạn.
Vậy làm thế nào đểu biết liệu mình có đang mắc hội chứng nomophobia? |
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện 1 khảo sát với các câu hỏi như: Tại sao bạn sử dụng điện thoại và bạn cảm thấy như thế nào nếu không có điện thoại? Kết quả cho thấy hầu hết chúng ta đều có mức độ nomophobia nào đó.
Chúng ta đang ngày càng phụ thuộc vào điện thoại, thậm chí sẽ chẳng thể làm gì nếu không có điện thoại.
Theo tờ Scientific American, các nhà nghiên cứu tin rằng sự gắn bó với điện thoại cũng giống như sự gắn bó với một đối tác. Theo đó, điện thoại sẽ kích thích tất cả các phần trong não bộ giống như cách một người làm chúng ta có cảm tình. Thật không vui khi nghĩ vậy đúng không? Nhưng nó hoàn toàn là vậy đấy!
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang đấu tranh với hội chứng nomophobia. Cố gắng để đừng xuất hiện cảm giác bản thân mình thật tệ nếu thấy mình có quá nhiều dấu hiệu trong này bạn nhé:
1. Giật mình kiểm tra điện thoại
Khi bạn giật mình chúi đầu vào túi để chắc chắn rằng điện thoại vẫn ở đó trong khi thực tế bạn đã để nó ngay trước mặt.
2. Xuất hiện cả trong giấc mơ
Những giấc mơ lo âu là có thật. Đó có thể là nỗi lo hoàn thành bài kiểm tra hay đơn giản là trần như nhộng giữa trường học. Nhưng cơn ác mộng lớn nhất chính là bạn cứ chạy đuổi theo chiếc điện thoại trong một giấ mơ kỳ lạ không có hồi kết.
3. Giật mình khi không thấy nó
Bạn có thể đo mức độ sợ không có điện thoại thông qua thái độ khi bạn không tìm thấy điện thoại ngay lập tức.
Bạn đã từng tin rằng ai đó biết nó ở đâu? Điều này giống như nỗi lo lắng thái quá về việc không có điện thoại sẽ làm bạn trở thành vô dụng.
4. Không thể ngủ nếu không có điện thoại
Điều tồi tệ nhất là sau khi giải quyết mọi việc trên chiếc giường ấm áp, bạn sẽ phải đứng dậy tắt đèn hay đi vệ sinh. Nhưng bạn lại chẳng hề có cảm giác đó nếu phải đi lấy điện thoại và rồi lướt 10 ngón tay trên nó cho đến khi ngủ gật.
5. Xen vào tất cả các cuộc trò chuyện
Bạn không thể có một cuộc nói chuyện trọn vẹn với bạn thân nhất mà không sử dụng đến điện thoại dù cho bạn sẽ giải thích với bạn mình đó là thông tin quan trọng, cấp bách cần phải giải quyết ngay.
6. Quay lại lấy điện thoại dù mất bao nhiêu thời gian
Hiếm khi bạn quên điện thoại ở nhà nhưng dù bạn đã cách nhà bao xa, bạn cũng sẽ nhất định phải quay về nhà để lấy nó.
7. Không tuân thủ quy định
Mặc dù ở nơi không cho phép sử dụng điện thoại nhưng bạn vẫn không thể tuân thủ, vẫn lén lút nhìn vào màn hình, bận rộn với các ứng dụng mail, chat...
8. Không vào nhà hàng không có wifi
Đi đến bất kỳ đâu, bạn cũng sẽ tìm nơi có dịch vụ viễn thông tốt nhất và nắm chắc tất cả các mật khẩu vào wifi. Bởi chỉ có như thế, bữa ăn hay tách cà phê tại nhà hàng mới trở nên tuyệt vời.
Nếu nomophobia là xấu thì chúng ta cũng muốn tạo ra gì đó tốt hơn nhưng trung thực mà nói chúng ta sẽ chẳng biết phải làm thế nào để tạo ra điều này khi công việc, cuộc sống, các mối quan hệ ngày càng phụ thuộc nhiều vào điện thoại thông minh.
Theo Nhân Hà/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00