6 thói quen nên thay đổi để tươi trẻ và khỏe mạnh
Tắm nước mát mùa đông: Bí quyết làm đẹp hay ý tưởng điên rồ? | |
5 bước phối hợp giúp làn da mịn màng trong mùa đông | |
6 bí mật làm đẹp các nàng mẫu nổi tiếng chưa từng tiết lộ |
1. Không ôm điện thoại/máy tính trước giờ đi ngủ
Giấc ngủ vô cùng quan trọng, thiếu ngủ có thể dẫn đến những rối loạn thần kinh, khoa học thậm chí đã tìm ra mối liên hệ giữa thiếu ngủ và suy giảm tuổi thọ.
Nếu cần phải đọc gì đó trước giờ đi ngủ, hãy chọn sách in chứ không phải điện thoại. |
Bạn đã từng nghe tiếp xúc với "ánh sáng xanh" của điện thoại có thể khiến bạn thao thức lâu hơn, nhưng bạn có biết, hoạt động này còn giảm chất lượng giấc ngủ?
Nghiên cứu của ĐH Havard năm 2014 cho thấy những người tiếp xúc với ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử mất nhiều thời gian hơn để chìm vào giấc ngủ, giai đoạn REM (giai đoạn ngủ sâu, chất lượng nhất) ngắn hơn và mệt mỏi, uể oải hơn sau khi tỉnh dậy.
Bởi vậy, nên cố gắng kiềm chế, lùi việc kiểm tra facebook hay Instagram vào sáng hôm sau.
2. Mỗi 20 phút đứng dậy một lần
Ngồi lì một chỗ được ví nguy hại như hút thuốc. Nếu bạn thuộc tuýp ít vận động, hãy cố gắng đứng dậy đi lại khoảng 2 phút sau mỗi 20 phút ngồi một chỗ. Như thế cũng đã làm nên khác biệt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
3. Giảm đường
Dùng quá nhiều đường có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, thật không may, đường có mặt trong hầu hết đồ ăn, thức uống.
Hãy chú ý cắt giảm đến mức tối đa, ăn uống lành mạnh, dùng thực phẩm tươi, tránh thức ăn chế biến sẵn.
4. Đầu tư một chiếc giường thật tốt
Chúng ta dành 1/3 cuộc đời cho việc ngủ cũng có nghĩa là 1/3 cuộc đời gắn bó với chiếc giường. Và một trong những cách tốt nhất để cải thiện chất lượng giấc ngủ là cải thiện chất lượng của chính chỗ bạn ngả lưng. Một chiếc giường tốt là chiếc giường cho bạn cảm giác thoải mái, đáp ứng được những điều cơ thể bạn cần.
5. Nghỉ để ăn trưa
Hãy từ bỏ ngay lập tức những bữa gặm bánh mì hay salad ngay bên bàn làm việc. Bạn cần đứng lên, rời bỏ hoàn toàn khỏi công việc và đi ăn trưa, giao tiếp với mọi người. Việc này có lợi cho sức khỏe của bạn, giúp phá vỡ vòng tập trung công việc, giúp bạn hồi phục năng lượng để tiếp tục công việc cho cả ngày. Hãy uống nước, làm vài động tác giãn gân cốt và ăn đủ chất.
6. Đi bộ cầu thang
Cuộc sống bận rộn khiến bạn muốn tiết kiệm thời gian và trở nên lười biếng hơn khi suốt ngày đi thang máy. Trong khi động tác đi cầu thang, cũng giống như tập squad, đi bộ quanh khu mình ở... đều có tác dụng rất tốt nhằm giảm nguy cơ đau tim, kiểm soát cân nặng, cho tinh thần phấn chấn.
Bởi thế mỗi ngày, hãy luyện lối sống vận động, bắt đầu là 5 phút, rồi có thể là 10, 20 phút. Khi bạn xem TV, hãy tranh thủ làm vài động tác squad, thay vì tụ tập ngồi uống với bạn bè, hãy rủ họ đi bộ quanh khu nha, tham gia các lớp học vận động mà bạn yêu thích.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38