6 thời điểm càng uống nước càng gây hại
Vừa ăn cơm vừa uống nước, có nên tiếp tục? | |
Uống nước dừa vào thời điểm nào là tốt nhất? |
Rất ít người đến phòng tập thể dục hoặc ăn bữa tối mà không uống một ít nước. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều chất lỏng trong một số trường hợp có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Uống nước là rất cần thiết cho cơ thể, song có những thời điểm nên tránh uống nhiều nước sẽ tốt hơn cho cơ thể bạn và hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Dưới đây là một số thời điểm nên hạn chế uống nước, dưới sự tư vấn của BS Taz Bhatia (giảng viên quốc tế, bác sĩ châm cứu, chuyên gia dinh dưỡng có chứng nhận và chuyên gia về Y tế dự phòng/tích hợp), theo Brightside.
1. Ngay trước khi ngủ
Có ít nhất hai lý do tại sao bạn nên tránh uống nước trước khi ngủ:
Thứ nhất, uống nước trước khi đi ngủ dễ dẫn đến gián đoạn giấc ngủ vì rất có thể bạn sẽ phải dậy đi tiểu trong đêm nhiều hơn. Việc này có thể làm cho bạn tỉnh táo và mất nhiều thời gian để ngủ trở lại.
Không nên uống nước ngay trước khi đi ngủ. Ảnh: Brightside |
Thứ hai, thận của chúng ta hoạt động chậm hơn vào ban đêm so với ban ngày. Đó là lý do tại sao vào buổi sáng bạn thường thấy mặt và cánh tay có thể hơi bị sưng lên. Uống nước ngay trước khi ngủ có thể làm tăng các triệu chứng này.
2. Trong thời gian luyện tập căng thẳng
Theo các nhà khoa học (tại buổi hội thảo báo cáo về hội nghị phát triển Thỏa thuận Hyponatremia quốc tế lần thứ ba tại Carlsbad, California, năm 2015), uống nước quá nhiều trong quá trình tập thể dục có thể gây ra những phản ứng phụ tiêu cực.
Trong thời gian tập luyện căng thẳng, nhiệt độ cơ thể của một người tăng lên khiến họ cảm thấy nóng. Nhưng uống quá nhiều nước để làm mát trong khi tập thể dục có thể dẫn đến cạn kiệt chất điện giải.
Kết quả là người đó có thể bị:
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Chóng mặt
Hơn nữa, uống quá nhiều chất lỏng có thể nguy hiểm cho những người có bệnh tim vì nó làm tăng căng thẳng tim. Đó là lý do tại sao bác sĩ khuyên bạn nên uống nước sau khi tập luyện.
3. Nước tiểu của bạn không màu
Rõ ràng nước tiểu là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của chúng ta. Nếu như nước tiểu không màu (trong suốt) thì đó là dấu hiệu của sự hydrat hóa quá nhiều.
Rất có thể bạn đã uống quá nhiều nước trong ngày, ngay cả khi không thấy khát. Uống nước quá mức có thể dẫn đến nồng độ natri thấp, kéo theo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm cả cơn đau tim.
4. Khi ăn phải đồ cay
Bạn không nên uống ngay cốc nước lạnh sau khi ăn phải đồ quá cay hoặc ăn ớt.
Cảm giác nóng rát xuất hiện khi bạn ăn phải đồ ăn cay là do một phân tử gọi là capsaicin liên kết với các thụ thể trong miệng gây ra, chính vì vậy mà bạn người ăn cay thường chảy nước mắt, nước mũi và đổ mồ hôi. Vì capsaicin là phân tử không phân cực, nên nó chỉ có thể hòa tan trong các chất không cực như sữa. Mà nước thì gồm các phân tử phân cực, do đó càng uống nước, bạn càng thấy cay thêm mà thôi.
5. Uống nước trong khi ăn cơm
Uống nước trong khi ăn có thể gây khó tiêu. Điều này xảy ra vì miệng sản xuất nước bọt với các enzyme rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa lành mạnh. Không những thế, uống nước trong bữa ăn dẫn đến giảm sự tiết nước muối và do đó thực phẩm không bị phân hủy trong cơ thể, có thể trở nên độc hại ngay cả khi bạn đang ăn thực phẩm lành mạnh. Hãy nhớ rằng việc tiêu thụ nước lạnh hoặc đồ uống có cồn càng làm cho tình huống thậm chí tệ hơn.
6. Uống nước liên tục và quá nhiều lần trong ngày
Uống nước quá nhiều và liên tục thực sự không tốt chút nào. Ảnh: Brightside |
Uống quá nhiều nước có thể gây ra một chứng bệnh gọi là hạ natri máu và các phản ứng phụ khó chịu. Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước có hại cho thận của bạn vì nó ngăn cản thận thực hiện chức năng và điều hòa các thành phần quan trọng trong máu.
Các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện nghiêm túc việc này vì nó làm cho cuộc sống của bạn gặp rủi ro. Bệnh nhân được chẩn đoán bị hạ natri máu thường có các triệu chứng: Động kinh, nhầm lẫn, chóng mặt, phiền muộn...
Tuy nhiên, các tình huống đưa ra ở trên, không nhất thiết phải cắt bỏ việc uống nước trong các tình huống trên vì nước cần thiết cho các chức năng cơ thể bình thường. Tuy nhiên, tốt hơn là bạn nên uống có chừng mực để kiểm soát tình trạng hydrat hóa trong cơ thể.
Theo N. Hà/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38