Đề phòng bệnh sốt xuất huyết tiến triển nặng

(LĐTĐ) Theo các bác sĩ, ước tính có khoảng 1/20 bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết có thể tiến triển nặng, nguy kịch, đe dọa tính mạng, nhất là đối với trẻ nhỏ, bệnh nhân bị nhiễm lần 2 sẽ là yếu tố nguy cơ làm sốt xuất huyết tiến triển nặng thêm.
Không tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà Trưng dụng Hội trường bệnh viện thành phòng điều trị sốt xuất huyết Không nên tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

1/20 bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết có thể tiến triển nặng

Sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh tại Hà Nội, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/10 - 4/11) trên địa bàn Thành phố ghi nhận hơn 1.312 ca mắc. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội ghi nhận 10.716 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2021).

Do đông bệnh nhân nên nhiều người phải điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, khi nào người bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện là điều mà nhiều người quan tâm.

Đề phòng bệnh sốt xuất huyết tiến triển nặng
Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Ảnh: Dương Hải

Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Đỗ Anh, Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, sốt xuất huyết là bệnh có thể dễ dàng được điều trị và chăm sóc tại nhà bằng các kiến thức y khoa thông thường như: Nghỉ ngơi, uống đủ nước, dinh dưỡng đầy đủ, uống thuốc hạ sốt. Đồng thời, người dân cần chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để đi khám, nhập viện điều trị. Thông thường các dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện vào thời điểm pha sốt muộn (ngày bệnh thứ 3 - 4, hoặc nhiệt độ hạ, hạ thân nhiệt), cộng với ban xuất huyết, chảy máu mũi, miệng,…

Tuy nhiên, có nhiều người sốt xuất huyết diễn tiến bệnh nặng từ ngày thứ 4, hạ tiểu cầu, sốc xuất huyết, nhưng không biết và đến viện muộn đã rơi vào nguy kịch, thậm chí tử vong. Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 12 ca tử vong, trong khi năm 2011 không ghi nhận ca nào.

Theo bác sĩ Đỗ Anh, ước tính tới 1/20 bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết có thể tiến triển nặng, đe doạ tính mạng. Sốt xuất huyết có thể từ không có triệu chứng, biểu hiện nhẹ đến nguy kịch, nặng. “Biểu hiện của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt do căn nguyên khác (cúm A,B, vi rút hợp bào hô hấp - Rsv… trong những ngày đầu của bệnh). Vì biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết không đặc hiệu nên cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm (sốc) sớm, để nhanh chóng nhập viện và can thiệp sớm, giảm nguy cơ tử vong”, bác sĩ Đỗ Anh phân tích.

Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết có 4 tuýp nên một người có thể nhiễm tới 4 lần. Sau nhiễm sẽ tạo miễn dịch lâu dài với tuýp đó. Khi bị nhiễm lần 2 sẽ là yếu tố nguy cơ cho tiến triển nặng. Bệnh nhân nhiễm sốt xuất huyết thường trải qua 4 giai đoạn: Pha ủ bệnh (5 - 7 ngày), pha sốt, pha nguy kịch/nguy hiểm, pha hồi phục. Biểu hiện hay gặp ở pha sốt thường diễn ra trong 2 -7 ngày với triệu chứng sốt, đau mỏi cơ, đau mắt, đau khớp, đau họng, đau đầu, nôn và buồn nôn; ban đỏ da, chấm xuất huyết dưới da.

Theo bác sĩ Đỗ Anh, dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết trở nên nguy hiểm thường rơi vào pha sốt muộn, hay còn gọi là pha hạ sốt, thường diễn ra 24 - 48 giờ. Riêng đối với trẻ em, khi trẻ hết sốt là thời điểm dấu hiệu nặng có thể xuất hiện liên quan đến các tình trạng thoát mạch, ứ dịch gây tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng bụng,…; tình trạng suy hô hấp, khó thở, chảy máu và suy giảm chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể.

"Hầu hết là trẻ sẽ hồi phục ở pha hết sốt, nhưng 1 số sẽ diễn ra tình trạng “thoát mạch” trong vòng vài tiếng. Trẻ bị sốc xuất huyết, làm tràn dịch đa màng như màng tim, phổi, bụng, máu bị cô đặc, tụt kẹt huyết áp", bác sĩ Đỗ Anh nói. Do đó, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu như: Đau bụng; li bì, kích thích và nôn liên tục; trẻ đang sốt cao hạ thân nhiệt đột ngột; trẻ bắt đầu xuất hiện chảy máu (mũi, miệng, tiểu máu, phân máu) hoặc da niêm mạc xanh tái; chân tay trẻ lạnh, ẩm; đau bụng, gan to ra, ấn tức vùng bụng thì cần sớm đưa trẻ nhập viện.

Cũng liên quan tới vấn đề sốt xuất huyết ở trẻ em, chia sẻ với báo chí, bác sĩ Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo, các nhóm đối tượng dễ trở nặng khi mắc sốt xuất huyết gồm: Trẻ ở lứa tuổi sơ sinh, nhũ nhi; trẻ suy dinh dưỡng cũng như béo phì; trẻ có bệnh đi kèm như bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu, đái tháo đường hoặc đang bị nhiễm trùng thứ phát (viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,…); trẻ đồng mắc các bệnh do vi rút khác như Covid-19, tay chân miệng,…

"Cha mẹ cần chú ý phát hiện các dấu hiệu trở nặng của sốt xuất huyết ở những đối tượng này để kịp thời thông báo với các bác sĩ hoặc cho trẻ nhập viện để theo dõi điều trị", Giám đốc Trung tâm Nhi khoa khuyến cáo.

Tuyệt đối không uống hạ sốt Ibuprofen

Bác sĩ Đỗ Anh cho biết, khi điều trị tại nhà, do sốt xuất huyết thường sốt cao (39 - 40,5 độ), sốt liên tục và dai dẳng, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt, người bệnh chỉ uống hạ sốt paracetamol (dùng đúng liều đúng khoảng cách), lưu ý không dùng hạ sốt Ibuprofen. Ibuprofen hạ sốt mạnh và thời gian tác dụng dài hơn so với Paracetamol, song không được dùng cho trẻ mắc sốt xuất huyết vì có thể gây xuất huyết tiêu hóa.

"Một trong biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết đó là cơ thể thiếu, mất dịch, rơi vào tình trạng sốc. Do đó, khi được chẩn đoán là sốt xuất huyết, điều cực kỳ quan trọng đó là bảo đảm đủ cơ thể đủ nước. Có 3 loại đồ uống rất tốt cho hồi phục sốt xuất huyết là: Oresol, sữa, nước hoa quả cung cấp điện giải và multivitamin (chuối, cam, kiwi, bơ, dừa)", bác sĩ Đỗ Anh nhấn mạnh. Riêng với trẻ em, các thực phẩm phải tránh khi mắc sốt xuất huyết là thực phẩm rán, nhiều dầu mỡ; đồ uống có caffein, có ga như coca hay pepsi; thực phẩm mỡ, béo, gia vị cay.

Bác sĩ nhi khoa Đỗ Anh cũng khuyến cáo: Trong giai đoạn đầu của sốt xuất huyết, trên 70% người bệnh có thể tự theo dõi và chăm sóc ở nhà bằng chế độ dinh dưỡng và uống đủ nước. Trong giai đoạn này người bệnh mệt, đau mỏi người và khớp, do vậy được nghỉ ngơi đủ là rất quan trọng. Bệnh nhân nên cố ngủ càng nhiều càng tốt, giúp cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục.

"Cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe của người bệnh tại nhà, chủ động phát sớm các dấu hiệu nguy hiểm, tốt nhất nên có sự theo dõi, giám sát của 1 bác sĩ gia đình", bác sĩ Đỗ Anh cho biết thêm.

Bên cạnh đó, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn mang bệnh gây nên và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Bởi vậy, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân nên chủ động các biện pháp phòng chống dịch, bệnh sốt xuất huyết. Trong đó, người dân nên đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hàng tuần người dân nên thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Tiến hành loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Đồng thời, người dân nên ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị./.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, vừa qua, Trung tâm Nhi khoa cũng đã tiếp nhận điều trị 2 trẻ bị sốc sốt xuất huyết rất nặng, mạch nhanh, sốt cao liên tục, suy đa tạng, viêm cơ tim cấp... nguy cơ tử vong rất cao. Rất may các trường hợp này đều được các bác sĩ nỗ lực cứu sống. Theo các nghiên cứu, biến chứng suy đa tạng (bao gồm cả suy gan, suy thận, suy thần kinh trung ương và suy tim) chiếm tỷ lệ khá nhỏ (chỉ chiếm 0,67%) trong các ca sốt xuất huyết, tuy nhiên tỷ lệ tử vong rất cao 60-70%. Tỷ lệ suy hai tạng: Suy gan và suy thận chiếm 0,33%; suy gan và suy thần kinh trung ương chiếm 2,66%; suy gan và suy tim chiếm 2%.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Đan Phượng đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Huyện Đan Phượng đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(LĐTĐ) Mới đây, Ban thường vụ huyện ủy Đan Phượng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 22-CT/HU của huyện ủy về “Tăng cường lãnh đạo xây dựng nếp sống văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện”.
LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh - BIDV: Tăng cường phối hợp mang lại lợi ích tốt nhất cho đoàn viên

LĐLĐ TP.Hồ Chí Minh - BIDV: Tăng cường phối hợp mang lại lợi ích tốt nhất cho đoàn viên

(LĐTĐ) Theo Quy chế phối hợp giữa Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.Hồ Chí Minh và BIDV, hai bên sẽ tăng cường phối hợp mang lại lợi ích tốt nhất cho đoàn viên công đoàn và người lao động.
Công an phát hiện cả triệu người không có bất cứ loại giấy tờ nào

Công an phát hiện cả triệu người không có bất cứ loại giấy tờ nào

(LĐTĐ) Thảo luận tại tổ về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), ngày 10/6, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, qua công tác làm căn cước công dân cho người dân, lực lượng công an đã phát hiện cả triệu người không có bất cứ loại giấy tờ nào.
Thí điểm cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số qua tổng đài

Thí điểm cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số qua tổng đài

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: Hiện nay, người sử dụng ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số có thể thực hiện cấp lại mật khẩu bằng 2 cách.
Đại biểu Quốc hội đồng ý phương án cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi

Đại biểu Quốc hội đồng ý phương án cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi

(LĐTĐ) Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm đồng ý với phương án cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi nhằm tạo thuận lợi trong việc khám, chữa bệnh, sử dụng phương tiện công cộng, đi học, thay vì phải dùng giấy khai sinh bản giấy nhiều bất tiện, không có đủ thông tin sinh trắc.
Góp sức xây dựng quê hương Thanh Oai giàu đẹp, văn minh

Góp sức xây dựng quê hương Thanh Oai giàu đẹp, văn minh

(LĐTĐ) Đại hội Công đoàn huyện Thanh Oai lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028, diễn ra trong bối cảnh cả hệ thống chính trị và nhân dân đang nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, phấn đấu trở thành quận của Thủ đô. Với tinh thần “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Oai quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng tổ chức Công đoàn trên địa bàn ngày càng lớn mạnh, đóng góp quan trọng vào hành trình xây dựng quê hương Thanh Oai giàu đẹp, văn minh.
Cấp cứu cụ bà 100 tuổi tắc ruột do dính xoắn ruột non sau mổ

Cấp cứu cụ bà 100 tuổi tắc ruột do dính xoắn ruột non sau mổ

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, bệnh viện vừa tiếp nhận cụ bà 100 tuổi ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội có tiền sử đã phẫu thuật u xơ tử cung, cắt tử cung bán phần 27 năm trước vào viện trong tình trạng suy kiệt, gầy yếu, bụng chướng căng, đau nhiều, không ăn uống được.

Tin khác

Cấp cứu cụ bà 100 tuổi tắc ruột do dính xoắn ruột non sau mổ

Cấp cứu cụ bà 100 tuổi tắc ruột do dính xoắn ruột non sau mổ

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, bệnh viện vừa tiếp nhận cụ bà 100 tuổi ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội có tiền sử đã phẫu thuật u xơ tử cung, cắt tử cung bán phần 27 năm trước vào viện trong tình trạng suy kiệt, gầy yếu, bụng chướng căng, đau nhiều, không ăn uống được.
Vụ thủng bụng sau hút mỡ: Niêm phong hồ sơ bệnh án, lập đoàn kiểm tra cơ sở

Vụ thủng bụng sau hút mỡ: Niêm phong hồ sơ bệnh án, lập đoàn kiểm tra cơ sở

(LĐTĐ) Liên quan đến sự cố y khoa sau phẫu thuật thẩm mỹ khiến người phụ bị thủng bụng, rơi vào hôn mê sau hút mỡ, Thanh tra Sở Y tế cho biết đã tiến hành niêm phong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, đồng thời lập đoàn kiểm tra tại cơ sở trên.
Hai anh em ngộc độc botulinum được chuyển về địa phương điều trị

Hai anh em ngộc độc botulinum được chuyển về địa phương điều trị

(LĐTĐ) Hại bệnh nhân là anh em ruột bị ngộ độc botulinum đã được hỗ trợ chuyển viện từ Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về Bệnh viện đa khoa Hậu Giang tiếp tục trị liệu.
Cấp cứu thành công bệnh nhân bị đứt động mạch đùi

Cấp cứu thành công bệnh nhân bị đứt động mạch đùi

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân tai nạn giao thông bị đứt động mạch đùi nguy kịch.
Hà Nội: Chủ động trong quản lý, thanh kiểm tra công tác an toàn thực phẩm

Hà Nội: Chủ động trong quản lý, thanh kiểm tra công tác an toàn thực phẩm

(LĐTĐ) Thời gian qua, ngành Y tế Hà Nội đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra công tác an toàn thực phẩm (ATTP) tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể; qua đó từng bước nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh cũng như người tiêu dùng, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
GS.TS Lê Văn Quảng: Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

GS.TS Lê Văn Quảng: Tận tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân

Với những nỗ lực và cống hiến hết mình trong công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương là 1 trong 16 tấm gương tiêu biểu được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lựa chọn vinh danh trong chương trình "Vinh quang Việt Nam 2023". Là một trong những giáo sư đầu ngành về ung bướu tại Việt Nam, ông cũng là người đã không ít lần ghi danh Việt Nam trên bản đồ y khoa thế giới.
Suy thận, không nên tự ý sử dụng thuốc nam

Suy thận, không nên tự ý sử dụng thuốc nam

(LĐTĐ) Bệnh thận mạn tính là bệnh lý suốt đời, trẻ cần được đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh thận mạn tính nhập viện nguy kịch do cha mẹ tự ý bỏ điều trị, hoặc sử dụng thuốc nam theo lời mách từ những người xung quanh.
Đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 69,7 triệu lượt người

Đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho 69,7 triệu lượt người

(LĐTĐ) 5 tháng đầu năm 2023, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã thực hiện tốt công tác giải quyết, chi trả chế độ, đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm y tế (BHYT) cho 69,7 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT, tương ứng số tiền chi cho khám chữa bệnh BHYT là 47.466 tỷ đồng.
Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 3/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất đánh giá bệnh Covid-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát thông tin cảnh báo, vi rút Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện trở lại.
Xem thêm
Phiên bản di động