5 thực phẩm vàng trong thực đơn ăn dặm của bé

Vì sao khoai lang, cà rốt, bơ, chuối, bột yến mạch – những thực phẩm vô cùng gần gũi và dễ tìm lại trở thành “ứng viên” hoàn hảo cho thực đơn ăn dặm của bé.
Thực phẩm gây chết người, cần tránh
10 loại thực phẩm nên tránh ăn vào buổi sáng

Thực phẩm hàng ngày rất phong phú cùng vô số chủng loại nhưng với hệ tiêu hóa còn chưa phát triển đầy đủ của bé, lựa chọn nào là phù hợp nhất? Dựa trên những tiêu chí quan trọng nhất như: dễ ăn, dễ chế biến, giàu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa thì dưới đây là 5 “ứng viên” hàng đầu cho các bé bắt đầu ăn dặm.

1. Khoai lang ngọt

Bên cạnh lớp ruột vàng tuyệt đẹp, khoai lang ngọt (khoai vàng) là một trong những loại rau củ giàu dinh dưỡng nhất mà chúng ta biết. Nó chứa rất nhiều chất xơ, beta caroten (tiền chất vitamin A), can xi, sắt, vitamin A, vitamin C và cả vitamin E. Khoai lang ngọt có chỉ số đường huyết thấp tức là nó làm tăng lượng đường trong máu một cách từ từ vì thế trở thành nguồn cung cấp carbohydrate lý tưởng cho cơ thể.

Ngoài ra, theo xếp hạng của tổ chức Nutrition Action Healthletter (Tổ chức hành động vì sức khỏe sinh dưỡng) trên 58 loại rau củ bằng cách cộng tỷ lệ phần trăm 6 dưỡng chất (vitamin A, vitamin C, folate, sắt, đồng, canxi) và chất xơ, khoai lang đứng ở vị trí đầu tiên với 582 điểm, theo sau là cà rốt sống với 434 điểm (đơn vị củ).

Khoai lang ngọt là thực phẩm lý tưởng đầu tiên cho bé bởi giá trị dinh dưỡng của mình. Không những thế khoai lang có vị rất dễ ăn, dễ nấu, dễ dàng sơ chế, lành bụng và ít gây rối loạn tiêu hóa.

thực đơn, ăn dặm, quả bơ, chuối tiêu, cà rốt
Khoai lang ngọt là thực phẩm lý tưởng cho bé ăn dặm.

2. Quả bơ

Bơ là một sản phẩm hoàn hảo của tự nhiên. Nó chứa một sự cân bằng tuyệt vời giữa chất béo lành mạnh, chất xơ, kali, sắt, folate và cả vitamin D – đây chỉ là một vài cái tên minh họa trong danh sách. Nhiều người còn nói rằng nếu bị lạc trong rừng bạn hoàn toàn có thể sống sót nhờ các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong quả bơ.

Bên cạnh những đặc tính tuyệt vời đó, bơ còn rất dễ chế biến để tạo thành một dạng kem mịn, đặc rất phù hợp cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Nó cũng là một lựa chọn tuyệt vời với những cha mẹ cho bé ăn dặm theo phương pháp “Ăn dặm tự chỉ huy – Baby led weaning” vì bé có thể dễ dàng nghiền nát và cũng rất dễ cầm ở tay. Phương pháp chế biến bơ cũng rất đơn giản, chỉ cần cắt đôi, bỏ hạt và lớp màng bên trong sau đó nghiền nát hoặc cắt nhỏ.

thực đơn, ăn dặm, quả bơ, chuối tiêu, cà rốt
Bơ xay là món ăn dặm không thể thiếu cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất.

3. Cà rốt

Những yếu tố nào giúp cà rốt đứng trong nhóm 5 thực phẩm tốt nhất cho trẻ ăn dặm? Không chỉ dễ tiêu hóa, dễ ăn cà rốt còn chứa đầy đủ các dưỡng chất như beta caroten, folate, vitamin C và cả can-xi. Cà rốt cũng rất sẵn có và dễ mua, cách nấu lại đơn giản chỉ cần luộc, hấp hay nghiền.

Rất giàu beta caroten – sẽ được chuyển hóa thành vitamin A, cà rốt là lựa chọn thích hợp cho trẻ tập ăn. Vitamin A hòa tan trong chất béo đóng một vài trò quan trọng đối với khả năng nhìn, sự tăng trưởng, phát triển của trẻ cũng như duy trì sức khỏe của da, tóc, niêm mạc, chức năng miễn dịch và thậm chỉ cả chức năng sinh sản.

Vì chứa rất nhiều beta caroten nên cà rốt có màu cam đặc trưng và có thể khiến da trẻ có màu cam nhẹ nếu ăn quá nhiều. Khi gặp hiên tượng này, bạn chỉ cần cắt giảm khẩu phần của những thực phẩm giàu beta caroten là làn da của bé sẽ trở lại bình thường.

thực đơn, ăn dặm, quả bơ, chuối tiêu, cà rốt
Đừng quên cà rốt trong thực đơn ăn dặm vì một cơ thể khỏe mạnh.

4. Chuối

Vì sao chuối “nghiễm nhiên” có một vị trí trong nhóm 5 thực phẩm lý tưởng cho trẻ tập ăn? Chuối chứa nhiều vitamin A, vitamin B6, vitamin B2, vitamin C cũng như can-xi và folate. Những thành phần dưỡng chất quan trọng nhất của chuối là kali và chất xơ.

Vì thế, chuối thường được đánh giá là một trong những thực phẩm tự nhiên hoàn hảo nhất vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng mà con người cần để tồn tại. Chối cũng giúp chống lại hiện tượng viêm loét dạ dày và các tổn thương loét khác. Nguyên nhân là vì chuối chứa một loại chất nhầy giúp kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhầy trong thành dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng.

Chế biến chuối tại nhà thực sự khá đơn giản, chỉ cần bóc vỏ sau đó nghiền nát là bạn đã có một món ăn lý tưởng cho bé. Hương vị tuyệt vời cùng với kết cấu kem mịn của chuối rất phù hợp cho trẻ ăn dặm.

thực đơn, ăn dặm, quả bơ, chuối tiêu, cà rốt
Chuối giúp cơ thể bé khỏe mạnh và hỗ trợ tuyệt vời cho trí nhớ.

5. Bột yến mạch

Có thế nói bột yến mạch là một loại ngũ cốc tốt hơn gạo cho bé tập ăn vì ít gây táo bón và hương vị được nhiều trẻ yêu thích. Yến mạch rất giàu chất xơ, can-xi, protein và cả một số loại vitamin B. Một cup (115 gam) bột yến mạch chứa xấp xỉ 2 mg sắt.

Yến mạch rất dễ mua và bạn sẽ không phải mất hàng giờ để đọc thành phần ghi trên bao bì vì trừ khi bạn muốn tìm loại có hương vị (lẫn cả trái cây hay các loại hạt) thì yến mạch trên kệ hàng là 100% tự nhiên. Bạn chỉ cần lựa chọn loại nào tiện cho việc chế biến như: yến mạch dạng tấm hay nghiền xơ hay ăn liền.

Nếu bạn muốn làm ngũ cốc hoặc cháo yến mạch cho bé ở nhà nên chọn một trong hai loại dạng tấm hoặc nghiền xơ – những loại này có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Bạn cũng có thể xay hạt rồi nấu cháo yến mạch cho bé. Có vô số lựa chọn để kết hợp với yến mạch như: sữa chua, táo, việt quất…tạo thành món ăn giàu dinh dưỡng và được lòng mọi đứa trẻ.

thực đơn, ăn dặm, quả bơ, chuối tiêu, cà rốt
Cháo bột yến mạch rất hợp khẩu vị của các bé.

Và cuối cùng để có thực đơn ăn dặm tốt nhất, đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ về thành phần dinh dưỡng cân đối khi bé bắt đầu tập ăn nhé.

vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 31/3, Đội cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở các nơi bị ảnh hưởng động đất tại Myanmar.
Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: 10/35 BHXH khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới từ ngày 1/4/2025 do đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ.
Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện.
Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025 - 2026 của 30 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đã được công bố. Phụ huynh có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn/) để nắm được thông tin chi tiết.
Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đã xây dựng và đang đưa ra lấy ý kiến về Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức để làm cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Ngày 30/3, Công đoàn Công ty TNHH Cao su INOUE Việt Nam đã phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức thành công Ngày hội thể thao lần thứ hai với sự tham gia của hơn 400 vận động viên là đoàn viên, người lao động của Công ty.

Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%

Bộ Y tế đề xuất nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ ngân sách Nhà nước cho học sinh lên tối thiểu 50%, thay mức đóng 30% như hiện nay.
Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025

Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tổ chức, sắp xếp các đơn vị đi vào hoạt động theo mô hình mới và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, Bảo hiểm xã hội (BHXH) các khu vực và BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động