5 bí kíp trị cảm lạnh hiệu quả tại nhà
Nếu bị cảm lạnh, cứ việc ăn kem | |
4 thực phẩm người bị cảm cúm nên tránh xa |
Triệu chứng cảm lạnh |
1. Súp gà
Súp gà là một trong những món ăn phổ biến nhất để điều trị cảm lạnh. Món này cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể để chống lại virut. Súp gà chứa các thuộc tính chống oxy hóa cao, thúc đẩy quá trình chữa bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể được tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng khi bạn mệt mỏi.
Súp gà là một trong những biện pháp phổ biến nhất để điều trị cảm lạnh |
2. Sữa tinh bột nghệ
Sự kết hợp của sữa và bột nghệ là một trong những biện pháp tốt nhất giúp làm giảm các dấu hiệu cảm lạnh. Sữa mang đến dinh dưỡng cần thiết giúp quá trình phục hồi cơ thể nhanh hơn trong khi nghệ là “phao cứu trợ” đắc lực vượt qua cơn đau đầu.
3. Tỏi
Trong thành phần của tỏi có các chất có khả năng kháng virus, kháng viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Đặc biệt, cùng với đặc tính giúp chống oxy hóa nên tỏi còn có tác dụng hiệu nghiệm trong việc đẩy lùi dấu hiệu cảm lạnh, nhiễm trùng và ho.
4. Gừng
Gừng chứa gingerol và shogaol có tác dụng thông mũi, thông xoang vì thế cũng rất tốt cho hệ hô hấp, trị các chứng cảm mạo, viêm họng và dị ứng mãn tính. Nhờ hoạt tính kháng khuẩn, gừng giúp hạn chế sự lây lan của vi rút cúm và vi rút cảm lạnh.
Để điều trị các triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh, nên uống gừng hằng ngày với liều lượng 1/2 đến ¾ thìa bột gừng tươi. Vỏ gừng tươi cũng rất tốt, nên dùng để pha trà và uống mỗi 4 tiếng, 3 lần/ngày.
Nhờ hoạt tính kháng khuẩn, gừng giúp hạn chế sự lây lan của vi rút cúm và vi rút cảm lạnh. |
Một trong những hỗn hợp trị cảm lạnh hiệu quả là một mẩu gừng nguyên vỏ mài nhuyễn pha với 2 thìa nước chanh, 1 nhúm ớt cayen và 2 thìa mật ong.
5. Thuốc xịt mũi và nước muối
Sự kết hợp của thuốc xịt mũi và nước muối súc miệng là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất trong việc chống lại các triệu chứng cảm lạnh và cúm vì chúng tác động trực tiếp vào mũi và họng nhằm giảm viêm, sổ mũi, ho, và đau họng.
Thuốc xịt mũi giúp làm ẩm niêm mạc mũi và giúp loại bỏ dịch tiết để giảm tắc nghẽn, trong khi súc miệng nước muối giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.. Chỉ cần hoà tan 1 thìa muối trong 1 cốc đầy nước và súc miệng nhiều lần trong ngày bạn sẽ bất ngờ với hiệu quả mang lại.
N.Duyên (theo VKool)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44