Xóa nỗi lo mất an toàn bữa ăn bán trú

(LĐTĐ) Tại các cơ sở giáo dục, an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề vô cùng quan trọng vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển thể chất, trí tuệ của học sinh. Xác định tầm quan trọng của việc bảo đảm ATTP trong trường học, thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo cùng ngành Y tế luôn chú trọng, quan tâm thực hiện nghiêm các điều kiện bảo đảm ATTP, đặc biệt là tại các trường có tổ chức nấu ăn bán trú.
Công đoàn phối hợp nhà trường đảm bảo an toàn bữa ăn bán trú cho trẻ Năm học mới 2022-2023: Để bữa ăn bán trú an toàn, chất lượng

Từ trách nhiệm của nhà trường

Theo thống kê, hiện trên địa bàn Hà Nội có khoảng 4.526 cơ sở giáo dục, trong đó có 4.538 bếp ăn tập thể và căng tin trường học. Các hình thức bếp ăn tập thể trường học đang triển khai gồm: Tự tổ chức nấu, liên kết ký hợp đồng với nhà thầu, ký hợp đồng cung cấp suất ăn sẵn (trung bình khoảng 480-500 suất ăn/ngày/trường).

Đơn cử, trong năm học 2022-2023, Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều (quận Long Biên) có hơn 800 học sinh đăng ký bán trú tại trường. Để đảm bảo an ATTP trong bếp ăn trường học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động bán trú và lựa chọn, ký hợp đồng với Công ty thực phẩm Minh Thoa cung cấp dịch vụ nấu ăn tại trường cho học sinh đảm bảo có đủ tư cách pháp nhân, có uy tín, đúng theo tiêu chuẩn ATTP.

Xóa nỗi lo mất an toàn bữa ăn bán trú
Nhân viên nấu ăn của Công ty TNHH Hương Việt Sinh chuẩn bị suất ăn cho các em học sinh.

Trong đó, thực phẩm trong bếp ăn được chế biến từ các thành phần nguyên liệu tươi, sạch. Áp dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế và Công ty Ajinomoto Việt Nam đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, nâng cao sức khỏe cho học sinh. Đơn vị cung cấp thực phẩm, dịch vụ nấu ăn tại trường phải cam kết thực hiện ATTP và an toàn phòng, chống dịch theo quy định.

Chia sẻ với phóng viên, bà Hứa Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều cho biết: Nhà trường luôn xác định, việc tổ chức bếp ăn bán trú cho học sinh phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố như: Nguồn thực phẩm sạch, bữa ăn bảo đảm an toàn, chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển của học sinh. Do vậy công tác kiểm tra các điều kiện bảo đảm ATTP trong trường học được nhà trường triển khai thực hiện nghiêm túc.

Trong đó, nhà trường tăng cường kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu, phân công nhân viên, giáo viên giao nhận thực phẩm hàng ngày; kiểm tra hóa đơn xuất, nhập số lượng, chất lượng thực phẩm; có đầy đủ sổ ghi chép nguồn gốc thực phẩm. Niêm yết công khai hồ sơ cung cấp thực phẩm, thực đơn bữa ăn hàng ngày tại bảng tin và cổng thông tin điện tử của trường. Chú trọng kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh dụng cụ xoong, nồi, bát đĩa, thìa, khay đựng cơm, khu vực chế biến cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.

Với các trường học, chất lượng bữa ăn học đường do cả hai ngành Y tế và Giáo dục kiểm soát. Chia sẻ về vấn đề này, Phó Trưởng phòng Chính trị, Tư tưởng - Khoa học công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Kiều Cao Trinh cho biết: Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được ngành triển khai rất bài bản.

Vào đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Sở Y tế phối hợp ban hành Kế hoạch liên ngành về công tác y tế trường học, trong đó đề ra mục tiêu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học và các cơ sở giáo dục.

Đặc biệt, nghiêm cấm không để các cơ sở sản xuất, cung cấp thực phẩm không bảo đảm đầy đủ các quy định về ATTP, không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cung cấp thực phẩm hoặc suất ăn cho các trường học có bán trú. Khi phát hiện những hành vi vi phạm về ATTP, các đơn vị cần thông báo ngay cho các cơ quan chức năng tại địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời...

Đặc biệt, trong quá trình chế biến thực phẩm, nấu ăn, nhân viên chế biến thực phẩm phải mặc bảo hộ lao động theo quy định; khu vực chế biến thực phẩm phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng để tránh ô nhiễm; tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thực phẩm 24/24h theo đúng quy định

Song song với đó, trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm, nhận thức về ATTP của nhân viên trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm là điều kiện hết sức cần thiết và quan trọng. Theo đó, nhân viên bếp ăn phải đáp ứng đủ điều kiện về kiến thức, sức khỏe và thực hành ATTP, không bị mắc các bệnh truyền nhiễm, được tiêm đủ liều vắc xin phòng dịch Covid-19.

Người trực tiếp chế biến thức ăn phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh như: Mặc trang phục riêng, đội mũ, đeo găng tay, khẩu trang; rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm, chia suất ăn cho học sinh. “Việc tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP cho nhân viên phụ trách bếp ăn đã được Trung tâm y tế quận Long Biên tổ chức tập huấn đầy đủ theo quy định và có giấy chứng nhận tập huấn do cơ sở có thẩm quyền cấp” - bà Thu Huyền cho biết.

Còn theo bà Nguyễn Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân): Khi tham gia mô hình kiểm soát ATTP tại 100% bếp ăn tập thể của 215 trường học do Sở Y tế Hà Nội triển khai, nhà trường đã được đầu tư bếp ăn khang trang, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác bán trú... bảo đảm công tác vệ sinh tại bếp ăn của nhà trường.

Trường lựa chọn ký hợp đồng với Công ty TNHH Hương Việt Sinh, một trong những đơn vị uy tín, có đầy đủ hồ sơ pháp lý để cung cấp suất ăn cho học sinh và nấu tại bếp của trường. Việc bảo đảm công tác vệ sinh là điều kiện tiên quyết nhà trường yêu cầu công ty thực hiện nghiêm túc. Trong đó, khu vực bếp ăn phải bảo đảm một chiều, chế biến đúng quy trình, có thùng đựng rác với nắp đậy kín và túi nylon lót, nhân viên bếp thu dọn chất thải, rác thải để đúng nơi quy định…

Nhà trường cũng ký hợp đồng với Hợp tác xã Thành Công để bảo đảm việc vận chuyển, thu gom và xử lý rác ngay trong ngày; thành lập tổ tự giám sát... Nhờ sự kiểm soát chặt chẽ, công tác vệ sinh và các điều kiện về ATTP, nhà trường luôn làm tốt công tác bán trú, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng, giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh chung, góp phần nâng cao sức khỏe và sự an toàn của học sinh. Nhiều năm liền, tại bếp ăn của trường chưa để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm…

Trên đây chỉ là điển hình của hai trong số 215 trường tiểu học triển khai mô hình kiểm soát ATTP tại 100% bếp ăn tập thể thuộc 10 quận, huyện trên địa bàn Thành phố như: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên, Ba Vì, Đông Anh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai. Đây là mô hình mới ngành Y tế đang triển khai tại một số trường tiểu học nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý, chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

Theo Chi cục trưởng Chi Cục ATTP Hà Nội Đặng Thanh Phong, khi triển khai mô hình, các bếp ăn tập thể trường học tham gia thí điểm phải đáp ứng quy định về điều kiện ATTP như: Điều kiện cơ sở vật chất; trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm; người tham gia chế biến thực phẩm tuân thủ quy định vệ sinh cá nhân; đảm bảo điều kiện bảo quản thực phẩm tươi sống và thực phẩm bao gói sẵn. Đặc biệt, các trường phối kết hợp với cơ quan chức năng tham gia việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm nhằm ngăn chặn thực phẩm không an toàn được sử dụng làm nguyên liệu chế biến món ăn.

Và chữ Tâm của nhà cung cấp

Khi ký hợp đồng cung cấp suất ăn cho các trường học, các công ty cung cấp suất ăn phải có đầy đủ thủ tục pháp lý liên quan đến lĩnh vực ATTP. Nhưng thực tế cho thấy, các vụ ngộ độc ở trường học vẫn xảy ra. Cụ thể, theo số liệu thống kê từ Sở Y tế Hà Nội, từ năm 2010 đến năm 2021, trên địa bàn Thành phố xảy ra 27 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 640 người mắc, không có trường hợp tử vong, trong đó có 8 vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể trường học. Bởi vậy, theo các chuyên gia, thời gian tới các cơ quan chức năng, trường học cần tăng cường giám sát và lựa chọn ký hợp đồng với các đơn vị uy tín.

Xóa nỗi lo mất an toàn bữa ăn bán trú
Giáo viên Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều hỗ trợ học sinh ăn trưa bán trú. Ảnh: Minh Khuê.

Là một đơn vị cung cấp suất ăn học đường lớn tại Hà Nội, thời gian qua Công ty TNHH Hương Việt Sinh đã có nhiều giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng thực phẩm, cũng như các chất lượng các suất ăn bán trú trong các trường học. Chia sẻ về vấn đề này, bà Vũ Lan Sinh - Chủ tịch Công ty TNHH Hương Việt Sinh cho hay: Hơn 10 năm trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm, suất ăn trường học, hiện Công ty đang cung cấp gần 90.000 suất ăn cho gần 80 trường tại thành phố Hà Nội.

Theo đó, khi ký kết hợp đồng cung cấp suất ăn bán trú tại các trường học, Công ty đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm ngay từ đầu vào, kiểm soát các khâu chế biến ra thành phẩm, chứ không chỉ là đủ hồ sơ, giấy tờ, thủ tục pháp lý. Bởi theo lý giải của bà Lan Sinh: Nếu chỉ xét về hồ sơ pháp lý thì đơn vị nào cũng đủ năng lực và đảm bảo, nhưng quan trọng là các cơ quan chức năng phải thẩm định thực tế tại cơ sở. Có nghĩa cơ quan chức năng không chỉ ngồi bàn giấy, mà phải đi thực tế các đơn vị, xem họ có thực sự đủ tiêu chí để vào các trường phục vụ học sinh hay không.

Nhiều năm công tác trong ngành, điều cô Hứa Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều luôn đau đáu là bữa ăn của học sinh phải “gánh” nhiều loại thuế.

Theo cô Thu Huyền, hiện số tiền nhà trường đang thu trên một suất ăn của học sinh bán trú là 27 -28 nghìn đồng/ buổi (gồm bữa trưa và bữa phụ), nhưng mất khoảng 10% thuế phí, nên cũng ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn của trẻ.

Lý do, các đơn vị cung cấp suất ăn cho học sinh hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ nấu ăn tại trường, đương nhiên sẽ phải đóng thuế. Trong khi các doanh nghiệp vừa phải đóng thuế, vừa phải thuê nhân công nấu ăn, tiền điện, nước… đều nằm trong suất ăn, chi phí đó. Như vậy, trong một suất ăn của học sinh gánh rất nhiều phụ phí, vậy nên chăng Nhà nước có thể xem xét đặc thù về cung cấp suất ăn trong trường học để giảm thuế, có thể chỉ là 5% sẽ đỡ gánh nặng cho doanh nghiệp, cho phụ huynh học sinh và cũng là cho các em học sinh.

“Đoàn đi kiểm tra đánh giá gồm cơ quan chức năng các cấp quản lý, đại diện nhà trường và đại diện phụ huynh học sinh các khối lớp đi thực tế từ cơ sở và vùng nguyên liệu sản xuất, cơ sở vật chất công ty đầu tư, quy trình làm việc thực tế của từng doanh nghiệp và đánh giá khách quan của đoàn về năng lực của từng đơn vị từ đó quyết định lựa chọn đơn vị cung cấp - bà Lan Sinh phân tích.

Thực tế “hữu xạ tự nhiên hương”, nên phía Công ty TNHH Hương Việt Sinh ngày càng mở rộng được thị trường, là một trong những doanh nghiệp uy tín, với số trường đăng ký suất ăn bán trú lớn trong khu vực Hà Nội.

Theo đó, công ty TNHH Hương Việt Sinh đã chủ động sản xuất phần lớn nguồn nguyên liệu thực phẩm đầu vào là rau củ quả, các sản phẩm chế biến. Những mặt hàng không chủ động được thì công ty sẽ liên kết theo chuỗi với các đơn vị có uy tín và có các bộ phận chuyên môn kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào.

Trước tình hình giá cả, đặc biệt là giá một số loại thực phẩm "leo thang" như hiện nay, việc chủ động nguồn nguyên liệu nên Công ty không bị ảnh hưởng nhiều bởi việc giá thực phẩm tăng. “Với mặt hàng rau củ quả, Công ty đã chủ động sản xuất tại trang trại đặt tại xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đạt tiêu chuẩn VietGap. Công ty cũng đầu tư dây chuyền chế biến các mặt hàng như giò, chả, xúc xích, giá đỗ, đậu phụ, bún bánh phở ... được chứng nhận OCOP 3 sao và 4 sao. Việc chủ động về nguồn nguyên liệu sẽ giúp Công ty yên tâm hơn trong sản xuất, chế biến suất ăn cho trẻ” bà Lan Sinh chia sẻ.

Song song với đó, Công ty vận hành bếp ăn 1 chiều, đầu tư trang thiết bị máy móc, thiết bị chuyên dụng bằng inox... bảo đảm ATTP. “Và để kịp thời ứng phó với các tình huống mất ATTP, Công ty đã thành lập bộ phận Kiểm soát an toàn, bộ phận này sẽ phối hợp với nhà trường và báo cáo các cơ quan chuyên môn để xử lý tình huống nhanh nhất”, bà Lan Sinh khẳng định.

Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, Công ty TNHH Hương Việt Sinh cũng hợp tác với Viện Y học ứng dụng Việt Nam thực hiện dự án nghiên cứu "Xây dựng Bộ thực đơn dinh dưỡng cho bữa ăn học đường”, để đa dạng các thực đơn, đồng thời bảo đảm dinh dưỡng cho học sinh.Theo nữ lãnh đạo Công ty TNHH Hương Việt Sinh: “Là một người phụ nữ, người mẹ, nhất là lại làm việc trong lĩnh vực cung cấp suất ăn cho trẻ em… nên tôi hiểu bữa ăn dinh dưỡng học đường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của trẻ. Ngay từ khi công ty được thành lập, tôi không đặt tiêu chí lợi nhuận lên hàng đầu, mà làm sao để trẻ có bữa ăn an toàn, đủ dinh dưỡng để học tập và phát triển”.

Không chỉ giám sát và lựa chọn ký hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp suất ăn uy tín, đối với đơn vị cung cấp nguồn thực phẩm cho các bếp ăn trường học cũng được kiểm soát chặt chẽ. Theo ông Hoàng Văn Thám - Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (Chương Mỹ) thông tin: Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn hiện đang phân phối thực phẩm cho 20 trường học trên địa bàn Thành phố. Những loại thực phẩm cung cấp các loại rau ăn lá, rau gia vị, rau củ quả…

Để có thể ký hợp đồng là đơn vị cung cấp thực phẩm cho các đơn vị như bệnh viện, siêu thị hay trường học, thì điều kiện tiên quyết là Hợp tác xã phải có khu vực trồng rau sạch trên địa bàn. Tất cả các vùng sản xuất đó đều phải được chứng nhận tiêu chuẩn VietGap. Đặc biệt, đơn vị phải có cơ sở, nhà sơ chế đảm bảo chứng nhận theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Hoặc có chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và kiểu soát điểm tới hạn (HACCP) về nguy cơ ATTP. Đồng thời, dù là rau củ trồng theo tiêu chuẩn Vietgap rồi nhưng sổ sách ghi chép nguồn gốc truy suất phải minh bạch rõ ràng. Ngoài ra các công nhân phải được trang bị kiến thức về ATTP.

“Nhằm đảm bảo dinh dưỡng cũng như đảm bảo ATTP trong bếp ăn trường học, thông thường Hợp tác xã sẽ thống nhất với các trường về loại thực phẩm sử dụng. Trên nguyên tắc ăn rau củ theo mùa vụ, tránh tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực phẩm, tránh nguy cơ mất ATTP cho người tiêu dùng, đặc biệt là các cháu học sinh” – Giám đốc Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn nhấn mạnh.

Như vậy, việc kiểm soát chặt chẽ các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm, hoặc suất ăn cho học sinh trong các trường học đang ngày càng được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Các trường học, sở, ban, ngành cũng như đơn vị liên quan đã tham gia giám sát chặt chẽ chất lượng bữa ăn cho học sinh.

Cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, nhằm đảm bảo ATTP, việc giám sát của phụ huynh học sinh tại các bếp ăn trường học cũng vô cùng quan trọng. Theo hiệu trưởng Trường Tiểu học Vũ Xuân Thiều Hứa Thị Thu Huyền: Việc công khai đơn vị cung cấp dịch vụ nấu ăn tại trường cho học sinh và công khai thực đơn bữa ăn hàng ngày cũng góp phần quan trọng vào việc đảm bảo chất lượng bếp ăn học đường. Theo đó, nhà trường đã tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia giám sát, quản lý bếp ăn bán trú.

Đây là việc làm cần thiết, tăng thêm lực lượng giám sát công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, công tác vệ sinh, ATTP trong trường học. Từ đó, nhằm phát hiện, xử lý và chấn chỉnh kịp thời các hành vi vi phạm về ATTP, điều kiện vệ sinh trong trường học, ngăn chặn thực phẩm không bảo đảm an toàn tuồn vào trường học.

“Đồng thời, việc phụ huynh phối hợp với nhà trường trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, hình thành thói quen ăn uống khoa học, có lợi cho sức khỏe của của học sinhh hỗ trợ kiểm soát các bệnh liên quan đến dinh dưỡng gồm suy dinh dưỡng, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì để có điều chỉnh, điều trị kịp thời cho học sinh…” - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vũ Xuân thiều cho biết thêm./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.

Tin khác

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

(LĐTĐ) Với tiêu chí phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo 4 đúng: "Đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng giá", đội ngũ FPT Long Châu đã tham gia tích cực các hội nghị chuyên khoa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

(LĐTĐ) Kiên định với khát vọng kiến tạo một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện Long Châu xem việc đầu tư đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng là điều tất yếu. Nhờ đó, đội ngũ y tế Long Châu ngày càng tự tin và chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ sức khỏe cộng đồng một cách tốt nhất.
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

(LĐTĐ) Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, thời gian qua, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn Thành phố tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3 - 4 tuổi.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã "tìm con", chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, ở Ninh Bình) muốn bỏ cuộc. Gạt đi tất cả những lời gièm pha, những lời nói cay nghiệt "gái độc không con" ngoài xã hội, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ đồng hành cùng chồng trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Xem thêm
Phiên bản di động