Năm học mới 2022-2023: Để bữa ăn bán trú an toàn, chất lượng

(LĐTĐ) Một năm học mới lại bắt đầu, việc đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong trường học luôn là vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của dư luận, là mối lo chung của cơ quan chức năng, nhà trường, gia đình cũng như toàn xã hội. Cùng với chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung, mỗi trường nói riêng, đặc biệt là hệ thống trường mầm non, tiểu học, vấn đề ATTP luôn đặt được lên hàng đầu.
Đảm bảo bữa ăn an toàn cho học sinh Thủ đô Đảm bảo 100% trường học và các cơ sở giáo dục có phòng y tế riêng Công đoàn phối hợp nhà trường đảm bảo an toàn bữa ăn bán trú cho trẻ

Còn nhiều tâm tư

Hiện nay, tỷ lệ học sinh các cấp học trên địa bàn thành phố Hà Nội đăng ký ăn bán trú tại trường ngày càng tăng. Nhiều trường học đã đầu tư cơ sở vật chất bếp ăn bảo đảm đủ các điều kiện về vệ sinh ATTP, thành lập tổ giám sát nhập thực phẩm, suất ăn có sự tham gia của phụ huynh học sinh… Mặc dù vậy, một số sự cố đáng tiếc liên quan đến suất ăn trong trường học vẫn xảy ra. Theo số liệu thống kê từ Sở Y tế Hà Nội, từ năm 2010 đến năm 2021, trên địa bàn Thành phố xảy ra 27 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 640 người mắc, không có trường hợp tử vong, trong đó có 8 vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể trường học.

Có con vào lớp 1, chị Phạm Thị Thu Huyền (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) chia sẻ, nỗi quan tâm lớn nhất của chị là việc ăn bán trú tại trường của con. “Con nhà tôi khảnh ăn, hấp thu kém. Vì vậy, tôi khá lo lắng khi con ăn bán trú ở trường. Chỉ cần chút đồ ăn lạ là con bị rối loạn tiêu hóa”, chị Huyền tâm sự.

Năm học mới 2022-2023: Để bữa ăn bán trú an toàn, chất lượng
Học sinh Trường Tiểu học Bạch Dương (quận Hoàng Mai) trong một bữa ăn bán trú.

Cũng theo chị Huyền, hầu hết sai phạm trong việc cung cấp bữa ăn bán trú của học sinh bị phát hiện bởi chính các phụ huynh. Đây chỉ là việc làm mang tính nhỏ lẻ, tự phát. Để tránh các vụ việc đáng tiếc có thể xảy ra, chị Huyền cho rằng cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa từ hội cha mẹ học sinh; sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng, ngành Giáo dục; đặc biệt, cần có những giải pháp quản lý, kiểm soát bữa ăn cho học sinh, nghiêm khắc xử lý các sai phạm.

Cùng chung nỗi lo với chị Phạm Thị Thu Huyền, chị Lê Minh Thúy (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, mặc dù được nhà trường giới thiệu đầy đủ thông tin của nhà cung cấp thực phẩm, được cùng tham gia nhập thực phẩm vào buổi sáng với Ban Giám hiệu nhà trường nhưng chị vẫn cảm thấy chưa yên tâm về bữa ăn của các con tại trường. “Phụ huynh cũng khó có thể kiểm soát được triệt để và thường xuyên về chất lượng thực phẩm nhập vào bếp ăn của nhà trường bởi việc kiểm tra cũng chỉ là cảm quan. Tôi mong các nhà trường và nhà cung cấp thực phẩm, bếp ăn chế biến đặt sức khỏe của học sinh lên trên hết. Có như thế phụ huynh chúng tôi mới yên tâm khi con ở trường mỗi ngày”, chị Thúy chia sẻ.

Bày tỏ băn khoăn về công tác giám sát chất lượng bữa ăn bán trú ở trường học, chị Bùi Thị Minh Giang (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) cho biết: “Từ nhiều vụ việc đã được phản ánh cho thấy, hiện tượng thực đơn niêm yết một đằng nhưng món ăn thực tế lại một nẻo. Nếu có đúng theo thực đơn đi nữa thì nhiều khi chỉ là cùng tên thực phẩm chứ chất lượng đã được hoán đổi từ loại 1 sang loại 2, 3... khó có thể biết rõ nếu chỉ nhìn qua chụp ảnh. Vì vậy, tôi cũng như nhiều phụ huynh khác đều quan tâm không biết con có thực sự được ăn những đồ ăn, thức uống đảm bảo vệ sinh ATTP ở trường không?”.

Từ thực tế này, chị Giang mong muốn, đối với công tác ăn bán trú, Ban Giám hiệu các nhà trường phải thể hiện được trách nhiệm, sát sao kiểm tra nguồn gốc thực phẩm, nơi sản xuất, công ty cung cấp một cách thường xuyên chứ không phải chỉ khi nào có sự cố xảy ra thì mới xem xét đến hợp đồng, trách nhiệm. “Hơn ai hết, các nhà trường, thầy cô giáo cùng đơn vị cung cấp thực phẩm, suất ăn phải đặt chữ “tâm” lên hàng đầu; phải coi học sinh như con, cháu của mình để mang đến cho các con những bữa ăn tốt nhất có thể”, chị Giang bày tỏ.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước, chính vì vậy, việc bảo đảm ATTP tại các bếp ăn bán trú luôn được các cơ quan chức năng của Thành phố cùng các nhà trường đặc biệt quan tâm.

Thông tin tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Kiểm soát ATTP tại bếp ăn tập thể của các trường học” vừa được tổ chức, ông Đặng Thanh Phong (Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội) cho biết, vấn đề ATTP ngày càng được nhìn nhận có tầm quan trọng đặc biệt. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn đối với việc cải thiện sức khoẻ con người và chất lượng cuộc sống cũng như về lâu dài, đối với sự phát triển giống nòi của dân tộc. Tại Hà Nội, công tác quản lý ATTP đã được chú trọng, đặc biệt các bếp ăn tập thể đã được kiểm soát. Tuy nhiên, trong những năm qua, vẫn xảy ra ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm... Nguyên nhân chủ yếu là việc thực hiện các quy định điều kiện ATTP chưa đảm bảo, đặc biệt nguồn gốc nguyên liệu chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ, nhận thức của người chế biến còn hạn chế.

Để tăng cường công tác quản lý ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm tại bếp ăn tập thể trên địa bàn, Thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai thí điểm kiểm soát ATTP bếp ăn tập thể trường Tiểu học thuộc 5 quận, 5 huyện, tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể: Sở Y tế Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra ATTP của bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn; tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các trường có bếp ăn bán trú; kiểm tra các bếp ăn tập thể, căng tin tại các trường học trên địa bàn quản lý theo phân cấp, tập trung kiểm tra nguồn gốc thực phẩm đưa vào, xét nghiệm nhanh, lấy mẫu ngẫu nhiên để đánh giá chất lượng thực phẩm khi thấy cần thiết; kiên quyết xử lý vi phạm tại các bếp ăn tập thể, căng tin khi có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP…

Năm học mới 2022-2023: Để bữa ăn bán trú an toàn, chất lượng

Theo ông Kiều Cao Trinh (Phó Trưởng phòng Chính trị, Tư tưởng - Khoa học công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội), công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được ngành triển khai rất bài bản. Vào đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế ban hành Kế hoạch liên ngành về công tác y tế trường học, trong đó đề ra mục tiêu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học và các cơ sở giáo dục.

Đối với cấp học Mầm non, hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo đều ban hành văn bản Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn, trong đó có quy định rõ về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ (quản lý, thực hiện quy trình bếp ăn một chiều, giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến, chia ăn, lưu mẫu thức ăn, sử dụng nguồn nước uống, nước sinh hoạt…).

Cùng đó, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức về ATTP cho học sinh, học viên, nhà giáo, cán bộ và nhân viên chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, căng tin trong nhà trường. Việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, dùng đúng thực phẩm bảo vệ sức khỏe; triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh trường học để phòng chống các bệnh truyền nhiễm, chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh trong trường học...

Ghi nhận tại Trường Tiểu học Bạch Dương (quận Hoàng Mai), công tác kiểm tra, giám sát thực phẩm, suất ăn bán trú được thực hiện đầy sát sao và trách nhiệm. Theo đó, nhà trường liên tục làm công tác tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ khuôn viên và các phòng học, đặc biệt là khu vực bếp ăn. Trường đầu tư bếp ăn một chiều với đầy đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ bữa ăn bán trú; đồng thời luôn giám sát chặt chẽ công tác vệ sinh ATTP bữa ăn cho học sinh.

Cô giáo Lê Thị Kiều Dung (Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bạch Dương) chia sẻ: “Để tổ chức bữa ăn bán trú an toàn, quan trọng nhất là khâu lựa chọn thực phẩm. Nhà trường ký hợp đồng với công ty cung cấp lương thực, thực phẩm có uy tín, địa chỉ tin cậy. Các sản phẩm cung cấp cho bếp ăn bảo đảm rõ nguồn gốc. Hàng ngày, bộ phận y tế của nhà trường có nhiệm vụ kiểm tra xem thực phẩm có bị nhiễm khuẩn hay không. Ngoài ra, Ban Giám hiệu nhà trường cũng thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ tất cả các khâu từ tiếp nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến, chia suất ăn cho học sinh. Thức ăn hằng ngày được nhà trường lưu mẫu 24h theo đúng quy định và có sổ sách ghi chép, theo dõi đầy đủ…”.

Tương tự, tại Trường Tiểu học Khương Mai (quận Thanh Xuân), Hiệu trưởng Chu Thị Thu Hương cho biết, những năm qua, Trường Tiểu học Khương Mai luôn chú trọng, quan tâm thực hiện tốt các điều kiện bảo đảm ATTP cho bếp ăn bán trú, không để xảy ra các sự cố về ATTP tại bếp ăn tập thể. Để làm được điều đó, nhà trường đã thực hiện nghiêm các tiêu chí đánh giá về an toàn trường học; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường, phụ huynh và học sinh về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu chế biến, bảo quản, vận chuyển; tuân thủ quy trình giao - nhận, lưu mẫu theo quy định.

Ngoài ra, nhà trường cũng phối hợp với phụ huynh học sinh kiểm tra thực tế nguồn gốc cung cấp nguyên liệu của đơn vị phục vụ suất ăn bán trú, từ đó đánh giá năng lực để lựa chọn đơn vị có uy tín cung cấp suất ăn tại trường; công khai đơn vị cung cấp suất ăn, đảm bảo cung cấp suất ăn đúng thực đơn, đảm bảo cung cấp suất ăn học đường; tạo điều kiện để phụ huynh học sinh tham gia giám sát chất lượng bữa ăn. Đại diện nhà trường, đại diện Ban cha mẹ học sinh yêu cầu đơn vị cung cấp suất ăn ký cam kết và chịu trách nhiệm trước nhà trường về việc đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn. Trong trường hợp mất an toàn thực phẩm xảy ra tại bếp ăn của nhà trường, Hiệu trưởng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý và đơn vị cung cấp suất ăn để xử lý kịp thời, đồng thời sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ nguyên nhân xảy ra mất an toàn thực phẩm…

“Trường Tiểu học Khương Mai luôn xác định rõ công tác ATTP tại bếp ăn tập thể trường học là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Để tiếp tục làm tốt nhiệm vụ này, nhà trường duy trì thực hiện các quy trình đảm bảo ATTP; bảo đảm tuyệt đối an toàn bữa ăn trong trường học, tạo sự tin tưởng, yên tâm khi phụ huynh giao phó con em cho nhà trường”, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khương Mai bày tỏ.

Có thể khẳng định, để có bữa ăn học đường vừa an toàn vừa đủ dinh dưỡng, trách nhiệm chính là từ các nhà trường. Vì vậy, không chỉ đảm bảo cơ sở vật chất bếp ăn, nhà ăn bán trú mà các trường cần phải thực hiện nghiêm túc quy trình của bếp ăn bán trú hoặc tiếp nhận suất ăn từ bên ngoài. Trong đó, các trường cần lựa chọn những đơn vị cung cấp thực phẩm uy tín, chất lượng, đủ cơ sở pháp lý, đáng tin cậy để kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm hoặc suất ăn ngay từ đầu vào... Các đơn vị cung ứng thực phẩm, suất ăn sẵn cũng cần làm việc có trách nhiệm, đặt đạo đức kinh doanh lên trên hết, hướng đến lợi ích chung vì bữa ăn an toàn, chất lượng, bảo đảm sức khỏe cho học sinh…/.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".

Tin khác

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các đội tuyển học sinh Thành phố chuẩn bị tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 20/12, quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình chào mừng tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trãi (phường Kim Mã).
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi ngoại khóa, hoạt động giáo dục trải nghiệm về lịch sử, truyền thống của quân đội.
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025 đã qua nửa chặng đường, tuy nhiên học sinh lớp 9 vẫn chưa biết phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026. Thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đều đang thấp thỏm chờ Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để có thể xây dựng phương án tuyển sinh chính thức.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

(LĐTĐ) Trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng từng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

(LĐTĐ) Năm học 2023 -2024 đã qua đi, nhưng đối với tập thể thầy và trò Trường Trung học cơ sở (THCS) Lạc Viên (quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) đó là một hành trình đầy rực rỡ với những dấu ấn khó phai.
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, học sinh cuối cấp đang phải chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có cả từ gia đình và mạng xã hội. Không chỉ gặp vướng mắc về mặt tâm lý, nhiều học sinh cũng bày tỏ tâm lý băn khoăn, e ngại về việc chọn ngành, chọn nghề.
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành

Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành

(LĐTĐ) Kỳ thi cuối cấp Trung học phổ thông (THPT) chính là một “phép thử” để bước đến ngưỡng cửa trưởng thành. Tuy nhiên, nếu học sinh không biết cách cân bằng, điều chỉnh thì thời gian dài có thể ảnh hưởng đến kết quả ôn tập, sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động