Xiếc Việt nỗ lực chuyển mình

Mặc dù đã có chỗ đứng nhất định trong làng xiếc thế giới nhưng việc đào tạo diễn viên xiếc ở Việt Nam vẫn còn lắm gian nan. Trong bối cảnh đó, Trường Trung cấp nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Việt Nam đã nỗ lực chuyển mình, mở rộng hợp tác quốc tế để nâng tầm xiếc Việt.
xiec viet no luc chuyen minh Trường Xiếc Việt Nam khai giảng năm học mới 2017-2018
xiec viet no luc chuyen minh Xiếc Việt vẫn còn lắm gian nan
xiec viet no luc chuyen minh Việt Nam đoạt giải Bạc Liên hoan Xiếc quốc tế Golden Circus
xiec viet no luc chuyen minh Chân dung hai nghệ sĩ xiếc Việt Nam phá Kỷ lục Guinness thế giới

Từ 8.321 tuyển được 35 thí sinh

Chúng tôi đến thăm Trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Việt Nam vào giữa trưa nhưng không khí học tập vẫn thật miệt mài. Trao đổi với phóng viên Lao động Thủ đô, TS Hoàng Minh Khánh – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, nghệ thuật truyền thống nói chung và ngành xiếc nói riêng vẫn đang gặp khó khăn về mọi mặt. Khó khăn ấy hiển thị rõ rệt ở khâu đào tạo, tuyển sinh và thực tế biểu diễn. Hiện nay, đội ngũ giáo viên kế cận của trường tương đối ít bởi không mấy người sống nổi với nghề.

Nếu như ở các lĩnh vực nghệ thuật khác có đội ngũ ê-kíp riêng như biên kịch, diễn viên, đạo diễn… thì những giáo viên xiếc phải đảm đương nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Theo TS Khánh, để cho ra đời một tiết mục xiếc, người giáo viên phải sáng tác đề án tiết mục, thiết kế đạo cụ và trực tiếp làm việc với thợ sản xuất đạo cụ sao cho đảm bảo an toàn. Cũng chính người giáo viên phải kiêm thêm công tác dàn dựng, đạo diễn và phải mất 3 năm huấn luyện mới cho ra đời được một tiết mục hoàn chỉnh. Thêm vào đó, với nghề đặc thù có tuổi nghề ngắn (nữ khoảng 35 – 40 tuổi, nam từ 45 – 50 tuổi), nhà trường luôn trong tình trạng thiếu hụt giáo viên.

xiec viet no luc chuyen minh
TS Hoàng Minh Khánh- Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Việt Nam. Ảnh: Phương Bùi

Bên cạnh công tác đào tạo, khâu tuyển sinh của trường cũng rất vất vả. Theo TS Khánh, đoàn tuyển sinh của trường phải liên tục đi đến khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa với thời gian tuyển sinh lên đến nửa năm, từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.

Theo báo cáo về kế hoạch tuyển sinh của trường, năm nay tổng số thí sinh đăng ký dự tuyển là 8.321 thí sinh. Mặc dù con số dự tuyển tương đối cao nhưng số lượng thi sính trúng tuyển rất khiêm tốn là 35 thí sinh. Bởi để theo được môn nghệ thuật này, đòi hỏi thí sinh rất gắt gao về tỉ lệ hình thể cũng như sức khỏe.

Bên cạnh đó, người đứng đầu trường xiếc cũng thừa nhận, không phải ai cũng đủ điều kiện theo đuổi nghề. TS Khánh cho biết: “Mặc dù Nhà nước đã miễn 70% học phí nhưng hàng tháng để chi trả cho tiền ăn ở, mỗi em phải mất khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng. Với đặc thù chủ yếu là con em vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn thì đây là cả một vấn đề. Tôi nhớ có trường hợp 2 em sinh đôi đều trúng tuyển nhưng gia đình không có tiền để cho cả hai theo học vì với họ số tiền 3 triệu đồng là quá lớn”.

TS Khánh cũng băn khoăn, nhà trường không có ký túc xá riêng mà toàn bộ học sinh phải ở ký túc xá chung do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng dành cho sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật. Mặc dù nhà trường đã có 3 bảo mẫu riêng thay nhau 24/24 giờ ăn ở cùng học sinh nhưng vì là ký túc xá chung nên quản lý vẫn không thể chặt. “Sinh viên các trường nghệ thuật không tránh khỏi chuyện yêu đương. Nhiều em gái mới 11 tuổi xa gia đình, lên ở cùng anh chị lớn bố mẹ không yên tâm, có trường hợp bố sáng đưa con lên nhưng chiều đã đưa về luôn” – TS Khánh trăn trở.

Mở rộng hợp tác

Trong những năm qua, dù khó khăn chồng chất nhưng nhà trường vẫn luôn nỗ lực vươn lên. Theo TS Khánh, từ khi xây dựng Nhà hát thể nghiệm, tình hình đã khá hơn rất nhiều. Ngoài nhiệm vụ đào tạo, trường còn tổ chức nhiều buổi diễn tại Nhà hát thể nghiệm để phục vụ nhân dân, phục vụ chính trị và biểu diễn hợp đồng với các công ty tổ chức sự kiện nhằm tạo nguồn kinh phí cho nhà trường. Từ nguồn thu này, giáo viên có thêm thu nhập và nhà trường cũng đã trích 180.000 đồng/tháng hỗ trợ tiền ăn cho mỗi học sinh. Nói đến xiếc, nhiều người hay nghĩ chỉ dành cho đối tượng thiếu nhi.

xiec viet no luc chuyen minh
Tiết mục thi Tài năng xiếc trẻ 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia (Ảnh do Trường cung cấp)

Theo TS Khánh, nhà trường đã và đang xây dựng những chương trình xiếc cho nhiều đối tượng khán giả. Nhưng đây cũng là vấn đề lớn bởi thiếu nhi thích xem xiếc thú còn thanh niên thích xem xiếc mạo hiểm. “Chúng tôi cũng phải cân nhắc những tiết mục phù hợp với khả năng, thể chất của diễn viên xiếc Việt. Chức năng nghệ thuật xiếc không phải phản ánh hiện thực xã hội mà để phục vụ nhu cầu giải trí. Nhưng dù giải trí thế nào cũng vẫn phải gắn liền với nghệ thuật truyền thống, hội nhập nhưng vẫn phải giữ được bản sắc văn hóa” – TS Khánh cho hay.

Với những thành tích nổi bật đã đạt được trong các lĩnh vực hoạt động, năm 2016, Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam đã được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba cho tập thể trường; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 2 cá nhân; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng 1 Bằng khen “Tập thể lao động xuất sắc” và cho 2 cho cá nhân; Chủ tịch Nước CHDCND Lào tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhì cho 1 cá nhân...

Mới đây, tại Liên hoan xiếc quốc tế Cuba Circuba 2017, hai diễn viên trẻ của trường là Ngọc Ánh và Thu Thùy đã xuất sắc đạt Cúp Vàng với tiết mục nhào lộn trên không “Cánh chim Việt”. Hai nghệ sĩ đã hoàn toàn chinh phục 12 vị giám khảo quốc tế bởi màn trình diễn xiếc nhưng mang tính chất như một tác phẩm nghệ thuật. Trước đó, tại cuộc thi ở Vũ Hán, Trung Quốc năm 2015, Đoàn xiếc Việt Nam cũng vinh dự đoạt giải Ba. Điều đó cho thấy xiếc Việt đã có chỗ đứng nhất định trong làng xiếc thế giới.

TS Khánh cho biết, trong những năm gần đây, nhiều đoàn xiếc lớn trong nước đặt vấn đề xin học viên nhưng “cung vẫn không đủ cầu”. Trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Việt Nam cũng là một trong những trường hiếm hoi được các nước Nhật Bản, Mexico đề nghị nhận đào tạo học sinh nước họ.

Về quan hệ đối ngoại, năm 2016, trường đã cử 3 giáo viên sang tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại Học viện Nghệ thuật Xiếc Quốc gia Australia và Trường Xiếc FFFC của Australia về hợp tác mở rộng thêm lĩnh vực đào tạo mới. Trường cũng đã cử cán bộ, giáo viên sang khảo sát hợp tác đào tạo và biểu diễn với Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia, Đoàn Xiếc Quốc gia Cuba.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty nghiêm túc hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có 8 hoạt động quan trọng.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tin khác

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Xem thêm
Phiên bản di động