Tự sự nghề xiếc

(LĐTĐ) Lộng lẫy, tỏa sáng trên sân khấu cùng những tràng vỗ tay cổ vũ của khán giả tưởng chừng vui sướng, hạnh phúc là vậy, thế nhưng ít ai biết rằng diễn viên xiếc đã phải đánh đổi cả thanh xuân để được sống với đam mê.
Xiếc Việt nỗ lực chuyển mình Hiểm nguy nghề xiếc

Từ đam mê đến nghệ sĩ xiếc chuyên nghiệp

Trong căn phòng tập của trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam (Khu Văn hóa Nghệ thuật Mai Dịch, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) ngày nào cũng vậy, các học viên xiếc đều tập trung cao độ, mải mê luyện chuyên môn. Khi tận mắt chứng kiến hình ảnh những em nhỏ 11-13 tuổi chập chững luyện những động tác cơ bản mới thực sự cảm nhận được nỗi đau đớn, cực khổ của nghề diễn xiếc.

Nhưng dường như tất cả đều quên đi thời gian, sự mệt mỏi, những giọt mồ hôi đang đổ dồn trên mặt, thậm chí là cả những chấn thương có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đủ thấy được niềm đam mê với nghề trong các em là vô cùng lớn.

Tự sự nghề xiếc
Mỗi ngày, một nghệ sĩ xiếc thường phải dành trung bình 4 tiếng để luyện tập. Ảnh: Tuấn Anh

Năm 2016, cô bé Dương Minh Thư (15 tuổi) bắt đầu nhập học tại trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam cũng giống như hầu hết diễn viên xiếc được đào tạo chính quy từ khi còn rất nhỏ. Nhớ lại cơ duyên với xiếc, Thư tâm sự: “Đam mê của em bắt đầu từ một buổi biểu diễn xiếc mà em được xem, em bị mê hoặc bởi ánh đèn sân khấu, bởi những động tác đu dây nhào lộn trên không của các cô chú diễn viên, từ đó đã khơi dậy cho em niềm đam mê, tình yêu mãnh liệt đối với xiếc và rồi em đã quyết định đăng ký vào ngôi trường này”.

Hay như Phùng Tuyết Phương (17 tuổi, Ba Vì, Hà Nội), cô gái được coi là “hạt giống” của Liên đoàn Xiếc Việt Nam với giải Vàng tại Liên hoan Xiếc toàn quốc 2021, Phương chia sẻ: “Lúc thấy các thầy cô của trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam về tuyển sinh ở quê em, em liền xin bố mẹ cho đăng ký luôn. Mặc dù mẹ em sợ con gái học xiếc tập tành vất vả sẽ khổ, nhưng bố thì ủng hộ nhiệt tình. Từ đó đến nay, bố mẹ lúc nào cũng động viên, tiếp thêm động lực để em cố gắng hơn mỗi ngày”.

Trong khi bạn bè cùng trang lứa được sống trong vòng tay, sự bao bọc, chở che của cha mẹ thì các em đã phải tự lập, phải sống xa gia đình với bao nhiêu khó khăn, vất vả, cũng chỉ với ước mơ duy nhất là sớm trở thành một nghệ sĩ xiếc chuyên nghiệp. Năng khiếu, sự đam mê nghề xiếc là một ưu điểm lớn nhưng khi chọn lựa để dấn thân, theo đuổi đam mê đến tận cùng thì đây lại là một thử thách không hề nhỏ. Mỗi ngày vừa phải tập luyện chăm chỉ, cực khổ vừa phải hoàn thành việc học văn hóa là áp lực mà không phải ai cũng vượt qua.

“Nhiều khi bản thân em cũng cảm thấy rất nản, việc học văn hóa của trường đã được giảm tối đa nhưng vì vừa phải tập xong lại học nên chúng em cũng rất mệt và áp lực. Tuy vậy, chúng em vẫn luôn cố gắng để cân bằng được cả việc học và luyện tập. Em nghĩ văn hóa cũng rất quan trọng vì phải có văn hóa, đạo đức tốt thì mới có thể trở thành những nghệ sĩ thực thụ”, Minh Thư chia sẻ.

Sàn tập đổ mồ hôi, sàn diễn bớt đổ máu...

Đằng sau những tiết mục hoành tráng là sự khổ luyện, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người diễn viên. Những vết sẹo do chấn thương, những vết chai sạn chằng chịt của quá trình luyện tập cứ thế hằn lên thân thể các em. Ngoài ra, có những tiết mục, những động tác phải tập đi tập lại hàng chục, hàng trăm lần chỉ để đổi lấy 5 phút “rực rỡ” trên sân khấu.

Minh Thư tâm sự: “Những tiết mục dễ chỉ cần 2 năm là có thể tập hoàn thiện, nhưng những tiết mục khó thì phải mất khoảng 3-4 năm mới có thể biểu diễn được. Nhiều lúc cảm thấy rất mệt mỏi, rất nản, muốn từ bỏ khi cứ mãi tập đi tập lại như vậy, nhưng rồi mọi người động viên nhau cùng cố gắng nên chúng em dần quen được và coi đó là động lực để tiếp tục theo đuổi con đường mà mình đã chọn”.

Tự sự nghề xiếc
Phùng Tuyết Phương (ngoài cùng bên trái) và bạn cùng lớp K37 chuyên ngành "Đu dây trên cao" trong giờ tập. Động tác đu dây như thế này được Phương cùng các bạn tập luyện 3 năm mới có thể trình diễn. (Ảnh: Tuấn Anh)

Trong các nghề có yếu tố biểu diễn, xiếc là nghề nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn nhất. Nhào lộn, quay người trên không trung, đi thăng bằng trên dây… là những tiết mục không thể thiếu của nghệ thuật xiếc, nhưng việc thắt dây an toàn hoặc sử dụng lưới bảo hiểm thì không phải tiết mục nào cũng được thực hiện.

Chính vì thế, các tai nạn nghề nghiệp trong khi biểu diễn xiếc là điều hiển nhiên và các diễn viên coi đó là chuyện như “cơm bữa”. Những chấn thương như trật khớp, bong gân, gãy tay, gãy chân vẫn chưa thấm là bao so với những tai nạn có thể khiến một diễn viên vĩnh viễn chấm dứt sự nghiệp biểu diễn. Các động tác trình diễn càng hấp dẫn người xem bao nhiêu bởi sự mạo hiểm thì lại có nguy cơ tai nạn rình rập diễn viên xiếc bấy nhiêu. Dù là khi tập luyện hay biểu diễn, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng.

“Theo học được 2 năm thì em bị gãy tay trong lúc tập luyện, bác sĩ thông báo phải mất 6 tháng mới có thể bình phục. Nhưng nghỉ 6 tháng đối với các diễn viên xiếc là coi như bỏ nghề, vậy nên sau đó 1 tháng em đã cương quyết tháo đinh ở tay để có thể tiếp tục tập luyện.

Hàng ngày em cố gắng tập co ra duỗi vào nhẹ nhàng, sau một thời gian kiên trì thì tay em đã có thể cử động như người bình thường. Tuy nhiên đến khi em tập xiếc lại rất khó khăn vì tay lúc này khá yếu, em bị chậm hơn so với các bạn, nhưng không bỏ cuộc, sau quãng thời gian cố gắng, nỗ lực em đã theo kịp với mọi người và có được ngày hôm nay”, Tuyết Phương trải lòng.

Khổ luyện là vậy nhưng tuổi nghề của diễn viên xiếc lại khá ngắn ngủi, thông thường ở nữ không quá 35 tuổi và nam giới khoảng 40 tuổi. Minh Thư cho biết: “Nghề của em đòi hỏi tuổi thanh xuân của xương, tuổi trẻ của da và cơ bắp. Vậy nên, em chỉ có thể diễn tới khoảng 30 tuổi, rồi sau đó sẽ phải giải nghệ”.

Sau khi giải nghệ, mỗi diễn viên lại chọn cho mình một hướng đi riêng, có người chọn ở lại làm giảng viên, tiếp tục đào tạo, truyền lửa cho những thế hệ kế cận. Nhưng cũng có những người vì cơm áo gạo tiền mà buộc phải từ bỏ đam mê từ sớm để chuyển sang một ngành nghề khác.

"Rất ít diễn viên xiếc sống được bằng nghề. Luyện tập thì không được ngừng nghỉ, nhưng suất diễn lại rất ít. Cả năm chỉ trông chờ vào Tết Thiếu nhi 1/6 hay dịp Trung thu mới nhiều suất diễn, chưa kể khán giả đến với xiếc ngày càng thưa thớt. Nhiều khi nhìn vào hàng ghế trống khán giả mà chúng em thấy chạnh lòng. Dù thế nào đi nữa thì đối với em, được sống với nghề đã là hạnh phúc lắm rồi”, Minh Thư nói./.

Tuấn Anh - Hồng Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động