Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Bàn giải pháp để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh bền vững Tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh

Vẫn còn nhiều thách thức.

Chiều 29/11, trong khuôn khổ Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 đã diễn ra hội thảo với chủ đề “Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm”, ông Trần Ngọc Linh, chuyên gia Cục phát triển Đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết, thực hiện định hướng của Trung ương Đảng, Chính phủ về việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử và tăng cường tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0. Năm 2018, Bộ Xây dựng đã được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án phát triển thông minh, bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm
Ông Trần Ngọc Linh - Chuyên gia Cục Phát triển Đô thị, Bộ Xây dựng chia sẻ tại hội thảo.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành, địa phương duy trì sự kết nối thường xuyên trong triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu về phát triển đô thị thông minh.

Đến thời điểm này, cả nước đã có 48/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh. Bên cạnh việc triển khai Đề án ở cấp tỉnh cho các đô thị trong toàn tỉnh, một số địa phương đã giao cho các đô thị trực thuộc triển khai phát triển đô thị thông minh ở cấp độ thành phố, thị xã, quận để thực hiện thí điểm trước khi triển khai nhân rộng quy mô ở toàn tỉnh.

Hiện nay, nhiều địa phương đã bắt đầu tập trung vào xây dựng nền tảng cho quy hoạch thông minh. Trước hết, xây dựng cơ sở dữ liệu đô thị, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào quy hoạch và công tác quản lý thông minh. Đã có khoảng 43 thành phố, thị xã tại các địa phương đang thực hiện.

Về việc lập kế hoạch, thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng và quản lý phát triển hạ tầng đô thị thông minh. Nguồn kinh phí dự kiến triển khai Đề án đô thị thông minh của các địa phương rất khác nhau, tùy vào mức độ, quy mô đầu tư.

Về triển khai xây dựng khu đô thị thông minh, từ năm 2020 tới nay, trên địa bàn cả nước chưa có biến động nhiều về các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị thông minh, các Dự án được đề xuất tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, chủ yếu cũng mới đang ở bước ban đầu chấp thuận chủ trương đầu tư, lập quy hoạch chi tiết dự án hoặc chỉ mới đang nghiên cứu, xây dựng đề xuất.

Hiện nay, Việt Nam cũng đang tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế và thu hút nguồn lực cho phát triển đô thị thông minh. Theo đó, từ năm 2018, Việt Nam đã chính thức gia nhập mạng lưới đô thị thông minh ASEAN (ASCN). Tại hội nghị thường niên của ASCN năm 2020, các nước thành viên đã thông qua các tài liệu gồm: Khung giám sát và đánh giá; khung quy định hợp tác với các đối tác bên ngoài; văn bản ghi chép mở rộng thành viên mạng lưới đô thị thông minh ASEAN…

Cũng theo ông Trần Ngọc Linh, hiện nay, việc phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam vẫn còn gặp một số khó khăn, thách thức. Các địa phương chủ yếu mới đang triển khai ở những bước cơ bản, nội dung thực hiện chủ yếu xoay quanh việc ứng dụng công nghệ và các tiện ích phục vụ cho đô thị thông minh. Các nội dung liên quan đến quy hoạch thông minh và quản lý, xây dựng phát triển còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện.

“Ngoài ra, cơ chế nguồn lực cho phát triển đô thị thông minh còn thiếu; chưa có hình thức liên kết, kết nối khối doanh nghiệp, kinh tế tư nhân trong phát triển đô thị thông minh nên việc phát huy nguồn lực xã hội còn riêng rẽ, chưa đồng bộ, hệ thống hóa. Tính kết nối, cơ chế chia sẻ kinh nghiệm giữa các đô thị đang tiến hành xây dựng đô thị thông minh còn chưa cao”, ông Trần Ngọc Linh nhấn mạnh.

Cần bắt đầu từ công tác quy hoạch

Để phát triển thành phố thông minh, đô thị thông minh ở Việt Nam, ông Trần Ngọc Linh đã đưa ra một số giải pháp. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về phát triển đô thị thông minh bền vững; phát triển đô thị thông minh cần được bắt đầu từ công tác quy hoạch; xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình kiến trúc đô thị theo Đồ án quy hoạch được duyệt một cách thông minh.

Bên cạnh đó, hướng tới vận hành đô thị thông minh thông qua các tiện ích thông minh để đảm bảo chất lượng, hiệu quả, an toàn; việc xây dựng đòi hỏi sự tham gia tích cực của tất cả các cấp, ngành…

Còn ông Trần Thiện Chính, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện cho biết, việc hình thành hệ sinh thái chính quyền số, lấy sự phục vụ người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để xây dựng đô thị thông minh hiện nay là vô cùng quan trọng.

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm
Các đại biểu tham gia hội thảo.

Tại phiên họp thứ 2 UN-Habitat, 193 quốc gia đã yêu cầu xây dựng các hướng dẫn quốc tế về thành phố thông minh lấy con người làm trung tâm. Thành phố thông minh lấy con người làm trung tâm đảm bảo tính bền vững, toàn diện, thịnh vượng và nhân quyền trong các thành phố. Đặc biệt, có thể có tác động tích cực to lớn đến cuộc sống của người dân. Đòi hỏi phải có sự tham gia sâu sắc vào nhu cầu của người dân và tất cả các bên liên quan.

“Về chiến lược kỹ thuật số đạt được và duy trì hệ sinh thái kỹ thuật số mở, an toàn và toàn diện. Chính phủ số được coi là không thể thiếu trong việc quản lý và chỉ đạo. Trong đó, chính quyền các cấp nên chuyển trọng tâm sang lấy người dân làm trung tâm, cần có sự quản trị mạnh mẽ và rõ ràng”, ông Chính cho hay.

Chia sẻ tại hội nghị về cách làm tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc chuyển đổi số, lấy người dân làm trung tâm, ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, những năm qua, tỉnh đã rất tích cực trong việc thực hiện chuyển đổi số.

Ví dụ điển hình, trong 2 ngày 14 - 16/11/2023, tại Thừa Thiên Huế diễn ra một đợt mưa lũ lớn, ngay lúc này, tổng đài hỗ trợ ứng cứu bà con mùa lũ đã phát huy được hiệu quả. Theo đó, trong thời gian mưa lũ đã có gần 700 cuộc gọi với gần 255 cuộc gọi cần ứng cứu khẩn cấp được hỗ trợ.

Bên cạnh đó, dựa trên đặc điểm của địa phương, lắp camera để cảnh báo cho người dân, để người dân được tiếp cận thông tin một cách nhanh, hiệu quả nhất.

“Phương pháp tiếp cận là lắng nghe, quan sát, phản ánh của người dân chính là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Chúng tôi đề ra nguyên tắc là “không nghe báo cáo”, mà phải lắng nghe, quan sát thông tin từ người dân và đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời. Về điểm kết nối, nếu trước đây, nếu người dân muốn tiếp cận với chính quyền các cấp thì phải đến trực tiếp từng nơi. Tuy nhiên, chúng tôi đã thay đổi, lấy Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế làm trung gian. Từ đó, mọi nhu cầu, liên kết đều thông qua trung tâm này”, ông Nguyễn Xuân Sơn nhấn mạnh.

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 đặt chủ đề "Khai thác dữ liệu - Xây dựng thành phố thông minh, phát triển bền vững". Chương trình được xây dựng với 9 hội thảo chia làm 3 tuyến chuyên đề:

- Chuyên đề 1: Chính quyền, người dân và doanh nghiệp - hướng tới chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm xây dựng cơ chế, phát triển đô thị thông minh để kiến tạo một môi trường sống thông minh hơn, hiệu quả, tiện ích hơn cho con người, doanh nghiệp, không phải nhằm xây dựng một đô thị số thay cho đô thị thực.

- Chuyên đề 2: Công nghệ, dữ liệu và kết nối - nội dung hướng tới giới thiệu, bàn thảo những công nghệ, ứng dụng công nghệ số, giúp kiến tạo, kết nối, phân tích xử lý, và khai thác dữ liệu số.

- Chuyên đề 3: Hợp tác và phát triển - hướng tới thúc đẩy hợp tác và phát triển công nghệ, phát triển các giải pháp giúp giải quyết các bài toán cụ thể, cấp thiết của các đô thị.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại TP. Đà Nẵng, Doanh nhân văn hóa, Nghệ nhân quốc gia Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã vinh dự được Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé

Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé

(LĐTĐ) Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận toàn bộ hạng vé xem trận đấu giữa Việt Nam và Singapore phát hành qua đường online đã được bán hết trong 15 phút.
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất

(LĐTĐ) Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trên khắp các tuyến phố Hà Nội đã thấp thoáng sắc đào, quất - những biểu tượng quen thuộc của mùa Xuân đang về.

Tin khác

Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0

Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0

(LĐTĐ) Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo khoa học thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero.
Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi

Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi

(LĐTĐ) Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã có nhiều sáng kiến, huy động lực lượng đến từng nhà, hướng dẫn nhân dân cài đặt và kích hoạt ứng dụng iHanoi.
Hà Nội tăng cường chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

Hà Nội tăng cường chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Mục tiêu của Hà Nội là phát triển Thủ đô hài hòa, theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại” vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả; xây dựng nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh.
Phát triển công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội

Phát triển công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội

(LĐTĐ) Trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần chuyển dịch sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn từ hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nguyên liệu phong phú, nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ dồi dào.
Thành phố thông minh, quản trị, điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu

Thành phố thông minh, quản trị, điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu

(LĐTĐ) Chiều 2/12, hội thảo “Thành phố thông minh: Quản trị, Điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu” đã diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - châu Á 2024.
Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

(LĐTĐ) Bộ Khoa học Công nghệ cam kết sẽ tiếp tục sứ mệnh xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của quốc gia. Tiếp tục phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương, hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm hỗ trợ thuận lợi nhất cho hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

(LĐTĐ) Những năm qua, Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là một trong những quốc sách hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực tăng trưởng mới, tạo ra lực lượng sản xuất mới cho phát triển trong kỷ nguyên mới.
16 triệu lượt người truy cập, sử dụng iHanoi

16 triệu lượt người truy cập, sử dụng iHanoi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội, đến nay, đã có khoảng 16 triệu lượt người truy cập, sử dụng ứng dụng iHanoi.
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

(LĐTĐ) Ngày 21/11, trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức hội thảo - triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, với chủ đề “An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia”.
Xem thêm
Phiên bản di động