Xây dựng đô thị văn minh bắt đầu từ ý thức

(LĐTĐ) Xây dựng văn minh đô thị đã và đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên địa bàn Hà Nội. Thành quả đạt được đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Xây dựng đô thị văn minh nhìn từ quận trung tâm Phát huy tinh thần đại đoàn kết để xây dựng đô thị văn minh, đời sống ấm no, hạnh phúc

Nhiều chuyển biến tích cực

Điểm nhấn trong công tác xây dựng văn minh đô thị thời gian qua là việc lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè đã và đang được các cấp chính quyền Thủ đô vào cuộc quyết liệt.

Sau thời gian cao điểm tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự đô thị, an toàn giao thông, trật tự công cộng… tình trạng lấn chiếm lòng đường vỉa hè làm nơi kinh doanh, dừng đỗ phương tiện trên địa thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Xây dựng đô thị văn minh bắt đầu từ ý thức
Thời gian qua, các cấp chính quyền đã có nhiều nỗ lực trong việc giữ gìn trật tự đô thị. Ảnh: Minh Phương

Tại quận Ba Đình, thực hiện Kế hoạch số 01 của Ban Chỉ đạo Thành phố, thời gian qua, quận Ba Đình đã tiến hành tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng và bước đầu mang lại chuyển biến tích cực.

Trong quý I/2023, quận Ba Đình đã tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát 1.123 lượt; kiểm tra, xử lý tổng số 3.039 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, so với quý I/2022, tăng 1.740 trường hợp. Các phường trên địa bàn quận Ba Đình cũng đồng loạt tổ chức ra quân tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng.

Điểm mới trong kế hoạch ra quân lần này là Công an quận được giao nhiệm vụ chỉ đạo Công an các phường tham mưu Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xây dựng, triển khai kế hoạch cụ thể, phân công lực lượng tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm theo hình thức “cuốn chiếu”, làm từng tuyến phố, từng khu vực, không bỏ sót vi phạm và có biện pháp duy trì chống tái phạm. Ban Chỉ đạo 197 quận Ba Đình lựa chọn 19 tuyến phố điểm về trật tự và văn minh đô thị, gồm 5 tuyến phố chính: Văn Cao - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã - Nguyễn Thái Học, Láng Hạ - Giảng Võ, Đội Cấn, Hoàng Hoa Thám và 14 tuyến phố chính tại 14 phường.

Còn tại quận Đống Đa, từ đầu tháng 3/2023 đến nay, lực lượng chức năng quận Đống Đa đã tổ chức tuyên truyền, ký cam kết đến các hộ gia đình mặt phố với các nội dung: Thực hiện nếp sống văn hóa, không lấn chiếm lòng đường, hè phố làm nơi kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện, không vứt rác ra đường, tự tháo dỡ các mái che, mái vẩy, bục, bệ, cầu dẫn, biển quảng cáo không đúng quy định; tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có trụ sở, dự án, công trình đang xây dựng trên địa bàn ủng hộ chủ trương, kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, trật tự đô thị của chính quyền địa phương; tuyên truyền, vận động cơ sở kinh doanh trên địa bàn chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị và trật tự công cộng…

Nâng cao ý thức của người dân

Cùng với hoạt động ra quân lập lại trật tự đô thị, công tác tuyên truyền đã được các quận, huyện, thị xã… trên địa bàn Thành phố chú trọng thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm từng địa bàn, tuyến đường. Đáng ghi nhận, các địa phương đã tích cực “đến từng ngõ, gõ từng nhà” vận động, kêu gọi sự hưởng ứng của nhân dân. Từ đó, người dân dần tự giác trong thực hiện xây dựng văn minh đô thị, chấp hành tốt các quy định về sử dụng vỉa hè, nếp sống văn hóa khu dân cư.

Chuyển biến rõ nhất là tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường và đậu đỗ phương tiện giao thông trái quy định gây mất trật tự, mỹ quan đô thị… từng bước được chấn chỉnh.

Trong công tác xây dựng trật tự, văn minh đô thị, nhiều chuyên đề cũng được triển khai hiệu quả như xử lý triệt để ách tắc giao thông tại các khu vực trọng điểm, xây dựng các tuyến phố kiểu mẫu, từng bước nâng cao văn hóa ứng xử của người dân... góp phần tạo nên diện mạo mới trên địa bàn.

Tiêu biểu như tại phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm) đã thường xuyên ra quân tuyên truyền, vận động, xử lý nghiêm vi phạm về chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh buôn bán; xe ô tô, mô tô dừng, đỗ sai quy định; các trường hợp trông giữ phương tiện không phép, sai phép, thu quá giá quy định…

Bên cạnh đó, một số người dân, tổ chức, tổ dân phố có nhiều sáng tạo trong việc giữ gìn trật tự, văn minh đô thị như trồng hoa trang trí trước cửa nhà của các hộ dân, vẽ trang trí các tủ điện của Đoàn Thanh niên, phong trào quét dọn vệ sinh môi trường ngày càng lan tỏa, người dân tự tháo dỡ mái che mái vẩy, hạn chế lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh…

Còn tại huyện Thạch Thất, để hướng tới một làng quê ngày càng xanh, sạch, đẹp, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện đã tích cực tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới hiện đại, văn minh.

Chủ tịch Hội LHPN huyện Thạch Thất Khuất Thị Khuyên cho biết, các hội viên Hội LHPN huyện Thạch Thất đã phát động sâu rộng và mang lại hiệu quả thiết thực trong nhiều hoạt động bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, Hội LHPN huyện đã phát động chương trình “Phụ nữ Thạch Thất vun trồng tương lai” và phát động cuộc thi “Đoạn đường, tuyến phố bích họa, nở hoa” năm 2023 đến 100% cơ sở, góp phần lan tỏa tinh thần “Mỗi phụ nữ - một cây xanh”, “Mỗi cơ sở hội - một công trình cây xanh”; duy trì và nâng cao chất lượng 113 đoạn đường hoa và điểm hoa; 85 điểm nhà văn hóa và ra quân vệ sinh môi trường vào thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần, giúp cảnh quan trên địa bàn huyện ngày sạch, đẹp hơn.

Những nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong công tác xây dựng văn minh đô thị đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp chính quyền thì việc xây dựng ý thức chấp hành của con người là quan trọng. Cùng với đó để duy trì kỷ cương phải áp dụng các biện pháp xử lý mạnh mẽ, quyết liệt và đồng bộ. Mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, đặc biệt là mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự giác trong việc giữ gìn đô thị văn minh.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Trong 11 tháng năm 2024, lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ước đạt 5.336.000 lượt, khách trong nước đạt 34.132.034 lượt, đem về tổng thu cho Thành phố hơn 173.500 tỷ đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.

Tin khác

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động