Xanh hóa xe buýt vì chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Người dân Thủ đô hài lòng khi sử dụng xe buýt điện
Là hành khách thường xuyên di chuyển bằng xe buýt điện, chị Nguyễn Thu Thủy (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây, tôi thường di chuyển bằng xe máy, nhưng thường xuyên chịu cảnh tắc đường, ô nhiễm không khí và nguy cơ bị tai nạn giao thông. Từ khi có xe buýt điện, tôi đã quyết định di chuyển thường xuyên bằng phương tiện này vì nhiều lý do khác nhau, như: Đảm bảo an toàn cho bản thân; chất lượng dịch vụ, tác phong phục vụ của nhân viên rất tốt; ngồi trên xe buýt điện không có tiếng ồn, không có mùi dầu mỡ; di chuyển bằng xe buýt điện góp phần bảo vệ môi trường… Thực sự, bản thân tôi cảm thấy rất hài lòng với xe buýt điện”.
Theo Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội), Hà Nội hiện có 1.905 xe buýt trợ giá với 281 xe dùng năng lượng sạch (139 xe CNG và 142 xe buýt điện) và trên 1.200 xe đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4 trở lên. Đến nay, hoạt động của các tuyến buýt điện góp phần giảm 36.000 tấn CO2.
Từ tháng 12/2021, tuyến xe buýt điện đầu tiên mang số hiệu E03 (khu đô thị Ocean Park - Mỹ Đình) được VinBus đưa vào khai thác trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuyến có lộ trình kết nối phía Đông và phía Tây thành phố Hà Nội, đi qua các phố trung tâm. Đến nay, Vinbus đã vận hành tổng cộng 10 tuyến buýt điện trên địa bàn Thủ đô. Hà Nội cũng là địa phương đi đầu cả nước trong việc phát triển loại hình vận tải công cộng sử dụng năng lượng sạch.
Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2035 sẽ chuyển đổi, phát triển và đạt được tỷ lệ phương tiện sử dụng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh đạt 100%. |
Qua theo dõi, đánh giá của Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội, các tuyến xe buýt điện vận hành 3 năm qua cho thấy hiệu quả toàn diện. Vào những khung giờ cao điểm, hệ số sức chứa vượt 100%. Chất lượng dịch vụ của xe buýt điện hoàn thiện hơn so với xe buýt thông thường. Có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau sử dụng xe buýt điện. Trong đó, 80% - 85% hành khách đi lại bằng vé tháng thường xuyên của VinBus là công chức, viên chức, người làm văn phòng - nhóm mà trước đây ít khi di chuyển bằng xe buýt, thường chỉ với tỷ lệ 25% - 30%.
Sau 3 năm, xe buýt điện của Hà Nội đã vận chuyển gần 100 triệu hành khách, giảm phát thải 41.000 tấn CO2, tương đương trồng hơn 1,9 triệu cây xanh. Đặc biệt, qua khảo sát, 90% hành khách Thủ đô hài lòng với xe buýt điện.
Tiếp tục “xanh hóa” xe buýt
Xác định chuyển đổi xe buýt dùng điện, năng lượng xanh là xu thế tất yếu, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố”. Cụ thể, Đề án đưa ra kế hoạch, lộ trình chuyển đổi và phát triển xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 876.
Đề án nêu đề xuất đồng bộ các giải pháp đảm bảo thực hiện có hiệu quả lộ trình chuyển đổi, phát triển và đạt được tỷ lệ phương tiện sử dụng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh đạt 100% vào năm 2035. Từ đầu năm 2025, các đơn vị vận tải đang triển khai các thủ tục để đầu tư và vận hành thí điểm 5 tuyến xe buýt điện, với 76 xe để xây dựng định mức, đơn giá cho chủng loại xe buýt điện sức chứa trung bình và nhỏ. Trong năm 2025, sẽ chuyển đổi với các phương tiện buýt diezel lớn hết hạn khấu hao và hết hạn thầu sang xe buýt điện lớn. Tổng số phương tiện dự kiến chuyển đổi trong năm 2025 là 103 xe, đạt 5% tổng số phương tiện chuyển đổi.
Từ năm 2026, Thành phố sẽ ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá đầy đủ cho các chủng loại xe buýt điện, các đơn vị sẽ triển khai thực hiện thay thế phương tiện đã hết thời gian khấu hao (10 năm) theo thời gian sử dụng phương tiện thực tế trên từng tuyến. Số lượng phương tiện chuyển đổi dựa trên các chỉ tiêu khai thác hiện tại của tuyến và phạm vi hoạt động trong ngày của các chủng loại xe buýt điện hiện có trên thị trường. Tổng số phương tiện dự kiến chuyển đổi trong giai đoạn 2026 - 2030 là 1.813 xe. Tỷ lệ chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đến năm 2030 dự kiến đạt 93,4% tổng số phương tiện được chuyển đổi.
Theo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, việc chuyển đổi theo hướng xanh hóa xe buýt sẽ giúp thu hút được nhiều người dân tham gia sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, tạo điểm nhấn cho thành phố, thu hút du khách phát triển du lịch. Đồng thời, giúp nâng cao chất lượng hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, làm thay đổi bộ mặt giao thông đô thị, thay đổi văn hóa giao thông Thủ đô. Phát triển đoàn phương tiện xe buýt theo hướng hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường.
Việc phê duyệt đề án còn giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được tiếp cận thuận lợi các cơ chế chính sách, hỗ trợ đầu tư công khai, minh bạch, hiệu quả trong quá trình chuyển đổi, phát triển phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh. Nắm được kế hoạch, lộ trình, thời gian chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đối với các tuyến buýt của đơn vị đang khai thác để chủ động trong việc đầu tư phương tiện, hạ tầng phục vụ công tác chuyển đổi.
Đối với người dân sử dụng dịch vụ được cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh hiện đại, thân thiện, dễ tiếp cận. Giảm ùn tắc tắc giao thông, tạo điều kiện người dân tham gia giao thông thuận lợi. Cải thiện môi trường sống, môi trường sinh hoạt của người dân Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ: 14 năm một chặng đường phát triển
Những sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024
Hà Nội: Quy hoạch giao thông vận tải hướng đến mạng lưới đa phương thức
Xanh hóa xe buýt vì chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Nhận định Chelsea vs Brentford: Chủ nhà tiếp tục chiến thắng
Tin khác
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và lễ hội đầu Xuân năm 2025
Giao thông 14/12/2024 17:09
Đầu tư hạ tầng giao thông nhằm kết nối, phát triển kinh tế
Giao thông 13/12/2024 17:29
Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành
Giao thông 12/12/2024 21:56
Đường sắt giải “nút thắt” ách tắc giao thông
Giao thông 12/12/2024 14:01
Xây dựng văn hoá giao thông công cộng qua các hội thi
Giao thông 12/12/2024 13:59
Quyết liệt xử lý vi phạm trật tự xây dựng dọc tuyến đường Đại Thanh
Giao thông 12/12/2024 10:51
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân đến đăng ký xe dịp cuối năm
Giao thông 12/12/2024 06:22
Vì sao bờ kè mương Đan Hoài bị sạt lở?
Giao thông 11/12/2024 20:53
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM giải ngân đạt 1.597 tỷ đồng
Giao thông 08/12/2024 19:19
Đề án giao thông thông minh tại Hà Nội sẽ thực hiện theo 3 giai đoạn
Giao thông 07/12/2024 22:35