Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổng diện tích tự nhiên lập quy hoạch là 3.359,84km2.
Nắm chắc tình hình cán bộ được quy hoạch nguồn nhân sự cấp ủy Trong quý I/2025, phải phê duyệt xong quy hoạch chung cư cũ

Con người là trung tâm của sự phát triển

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra những “cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong ngắn hạn và dài hạn, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Quy hoạch này được đề xuất dựa trên các yếu tố văn hóa, văn hiến, văn minh và hiện đại, với triết lý phát triển: “Phát sáng nhân tài; Khai phóng trí tuệ; Lan tỏa nhân văn; Hòa điệu thiên nhiên; Tiến cùng thời đại”.

Quan điểm cốt lõi của quy hoạch là “con người là trung tâm của sự phát triển”, với hình ảnh Thủ đô Hà Nội được định hình: “Thủ đô văn hiến - kết nối toàn cầu thanh lịch hào hoa - phát triển hài hòa - thanh bình thịnh vượng - chính quyền phục vụ - doanh nghiệp cống hiến - xã hội niềm tin - người dân hạnh phúc”.

Quy hoạch đặt ra 5 quan điểm phát triển chung, trong đó phát triển Thủ đô phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng. Khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Trục không gian Nhật Tân - Nội Bài là trục đô thị thông minh -
Trục sông Hồng - trục xanh, cảnh quan trung tâm.

Về quan điểm tổ chức không gian, Hà Nội được xắp xếp, phân bố không gian phát triển kinh tế - xã hội theo cấu trúc tâm - tuyến các hành lang, vành đai kinh tế và các trục phát triển, cùng với hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ để phát triển kinh tế - xã hội, liên kết vùng, cả nước và quốc tế; gắn kết chặt chẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa; phát triển hài hòa đô thị và nông thôn.

Phát triển, khai thác có hiệu quả, hài hòa 5 không gian: Không gian công cộng, không gian trên cao, không gian ngầm, không gian văn hóa - sáng tạo và không gian số.

Sông Hồng là trục xanh, trục cảnh quan trung tâm của Thủ đô, là không gian văn hóa di sản, du lịch và dịch vụ, kết nối Vùng Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng.

Không gian đô thị được phát triển theo mô hình đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô, các đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái. Phát triển các mô hình đô thị mới theo chức năng đặc thù: Đô thị theo định hướng giao thông (TOD), đô thị khoa học công nghệ, đô thị sân bay, đô thị du lịch...

Phát triển không gian nông thôn bảo đảm hài hòa giữa quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường; tạo điều kiện sống hiện đại nhưng vẫn giữ nét truyền thống đặc trưng; bảo tồn, phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử.

Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng

Mục tiêu đến năm 2030 là phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050
Mục tiêu đến năm 2030 là phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, là cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực; là trung tâm kinh tế tài chính lớn; trung tâm hàng đầu về giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc.

Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố toàn cầu, xanh - thông minh - thanh bình - thịnh vượng, xứng tầm đại diện vị thế nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển hàng đầu trong khu vực, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trên thế giới; là nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến. Người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao. GRDP bình quân đầu người khoảng 45.000 - 46.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 80 - 85%.

5 nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là bảo vệ môi trường và cảnh quan; phát triển đô thị và nông thôn; phát triển kinh tế; phát triển văn hóa - xã hội và phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.

4 khâu đột phá gồm: Thể chế và quản trị; hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ và tài nguyên nhân văn; đô thị, môi trường và cảnh quan.

Quy hoạch nêu phương hướng phát triển các ngành quan trọng như dịch vụ (thương mại, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics), công nghiệp và xây dựng; nông, lâm nghiệp và thủy sản; kinh tế số; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực như văn hóa, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, lao động việc làm, an sinh xã hội, khoa học và công nghệ, an ninh quốc phòng và đối ngoại.

Phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội theo mô hình: 5 không gian phát triển - 5 hành lang và vành đai kinh tế - 5 trục động lực phát triển - 5 vùng kinh tế, xã hội - 5 vùng đô thị

Trong đó, 5 không gian phát triển gồm không gian trên cao, không gian ngầm dưới mặt đất, không gian công cộng, không gian văn hoá sáng tạo và không gian số.

Các hành lang, vành đai kinh tế Thủ đô được hình thành trên cơ sở các tuyến hành lang kinh tế được xác định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia.

5 trục động lực gồm; trục sông hồng; trục Hồ Tây - Cổ Loa; Nhật Tân - Nội Bài; Hồ Tây - Ba Vì và trục phía Nam.

5 vùng kinh tế xã hội: Vùng trung tâm (gồm khu vực nội đô lịch sử; khu vực đô thị trung tâm và đô thị trung tâm mở rộng tại phía Nam sông Hồng); vùng phía Đông; vùng phía Nam, vùng phía Tây và vùng phía Bắc.

5 vùng đô thị được phát triển gồm: Vùng đô thị trung tâm, vùng thành phố phía Tây, vùng thành phố phía Bắc, vùng đô thị phía Nam và vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì.

Hình thành mô hình thành phố trong Thủ đô để tạo các cực tăng trưởng

Phát triển không gian đô thị kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng an toàn và hiệu quả không gian ngầm, bảo đảm sử dụng tiết kiệm đất, bảo vệ môi trường và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050
Phát huy những giá trị văn hoá.

Bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang khu vực nội đô lịch sử, khu vực thành cổ Sơn Tây, các khu phố cổ, phố cũ gắn với các công trình kiến trúc có giá trị nhằm khai thác, phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử phục vụ phát triển dịch vụ, du lịch bền vững.

Rà soát, lên phương án cải tạo, chỉnh trang các khu chung cư cũ, các khu nhà ở thấp tầng tự xây trong khu vực nội đô thành các khu đô thị mới hiện đại có dịch vụ đồng bộ, môi trường sống văn minh.

Phát triển mô hình đô thị TOD tại các khu vực có ga đường sắt để mở rộng không gian phát triển, tạo lập không gian sống tiện ích, hiện đại, có hạ tầng dịch vụ đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Hình thành mô hình thành phố trong Thủ đô để tạo các cực tăng trưởng, động lực phát triển mới, thúc đẩy sự phát triển lan tỏa và hài hòa giữa đô thị và nông thôn, tạo lập thể chế đặc thù để khai thác tiềm năng, lợi thế riêng có tại mỗi khu vực.

Hệ thống đô thị Thủ đô Hà Nội được tổ chức theo mô hình chùm đô thị, gồm đô thị trung tâm, các trục đô thị hướng tâm, các thành phố trong Thủ đô.

Khu vực nông thôn được tổ chức theo 3 mô hình tiêu biểu; mô hình truyền thống, không nằm trong vùng đô thị hóa; mô hình nông thôn nằm trong vùng đô thị hóa và mô hình nông thôn làng cổ, làng nghề.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội cũng gồm phương án phát triển các khu chức năng, phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai, phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện, phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh hoạt, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các giải pháp gồm huy động, sử dụng vốn đầu tư, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, giải pháp về bảo vệ môi trường, giải pháp về khoa học và công nghệ; giải pháp về cơ chế chính sách liên kết phát triển; giải pháp quản lý, kiểm soát, phát triển đô thị và nông thôn; giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là căn cứ để triển khai lập quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao học bổng Mottainai cho con công nhân lao động huyện Mỹ Đức

Trao học bổng Mottainai cho con công nhân lao động huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Ngày 13/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Báo Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp tổ chức trao 15 suất học bổng Mottainai “Trao yêu thương - Nhận hạnh phúc” (mỗi suất gồm 3 triệu đồng tiền mặt và quà bằng hiện vật) cho con của công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Mỹ Đức.
Đầu tư hạ tầng giao thông nhằm kết nối, phát triển kinh tế

Đầu tư hạ tầng giao thông nhằm kết nối, phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Thời gian qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã tập trung bố trí, huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

(LĐTĐ) Càng về cuối năm, sức nóng deadline, KPI tăng tỷ lệ thuận với độ sốt ruột khi phố phường ngập tràn không khí Giáng sinh, Tết đến gần khiến độ nóng trong người của Gen Z tăng lên từng ngày.
Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Luật Việc làm đang được xem xét sửa đổi với nhiều chính sách mới quan trọng như mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, chế độ hỗ trợ tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động...
Công đoàn phát động thi đua đổi mới, sáng tạo góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Công đoàn phát động thi đua đổi mới, sáng tạo góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Đình Khang kêu gọi toàn thể cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, người lao động cả nước cùng đoàn kết, chung sức, đồng lòng, ra sức thi đua với quyết tâm cao nhất phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, công việc được giao, góp phần xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Nghệ An thông qua kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Nghệ An thông qua kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

(LĐTĐ) Sáng 13/12, tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị lần thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; thông qua kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc

Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 363/KH-UBND triển khai thực hiện Kế hoạch số 260-KH/TU ngày 30/7/2024 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5/1/2024 của Bộ Chính trị về “Công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ sáu (Khóa XIII) diễn ra chiều nay (12/12), ông Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị, cũng như trong tổ chức Công đoàn.
Tuyên truyền các chủ đề lớn hướng đến Đại hội lần thứ XIV của Đảng

Tuyên truyền các chủ đề lớn hướng đến Đại hội lần thứ XIV của Đảng

(LĐTĐ) Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 166-KH/BTGTU về tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 12/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944-22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tiền vé cho người dân đi xe buýt và metro

Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tiền vé cho người dân đi xe buýt và metro

(LĐTĐ) Ngày 11/12 tại Kỳ họp thứ 20, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đã thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ người sử dụng phương tiện vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, tàu điện (metro), nhất là vào ngày 22/12 tới đây, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ chính thức vận hành thương mại.
Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn

Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn

(LĐTĐ) Từ một tỉnh thuần nông, thu ngân sách Nhà nước khá thấp đến nay Hưng Yên đã vươn lên thành địa phương có số thu ngân sách Nhà nước tốp cao cả nước và là 1 trong 18 địa phương điều tiết ngân sách về Trung ương.
Tỉnh Ninh Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, 18 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

Tỉnh Ninh Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, 18 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

(LĐTĐ) Sau khi sắp xếp, tỉnh Ninh Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện (chiếm 12,5%), và giảm 18 đơn vị hành chính cấp xã (chiếm 12,6%).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của tỉnh Ninh Bình

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của tỉnh Ninh Bình

(LĐTĐ) Tại Phiên họp thứ 40, về công tác xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Ninh Bình.
Tạo bước đột phá phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững

Tạo bước đột phá phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Sáng 9/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 20 - kỳ họp thường kỳ cuối năm, để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Xây dựng cơ chế chính sách đủ mạnh làm cơ sở để sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức

Xây dựng cơ chế chính sách đủ mạnh làm cơ sở để sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức

(LĐTĐ) Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, Bộ Nội vụ đang “làm ngày, làm đêm” cùng các bộ, ngành để xây dựng các phương án sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế với tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”.
Năm 2025 mục tiêu tăng trưởng đạt 8% là bước sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Năm 2025 mục tiêu tăng trưởng đạt 8% là bước sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, với quyết tâm cao của Chính phủ, mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 là bước sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động